Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
394705

báo cáo khao học đề nghị công nhận xã Nga Thắng là xã Cách mạng trong thòi kỳ kháng chiến cchoongs Pháp

Ngày 19/10/2018 10:01:59

Hồ sơ báo cáo khoa học đê nghị công nhận xã Nga Thắng là xã Cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ NGA THẮNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nga Thắng, ngày 19 tháng 8 năm 2017

HỒ SƠ KHOA HỌC

Công nhận xã Nga Thắng là xã An toàn khu thuộc huyện Nga Sơn,

tỉnh Thanh Hóa thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, quy trình thủ tục công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu (sau đây viết tắt là xã ATK, vùng ATK); Ủy ban nhân dân xã Nga Thắng lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận là xã ATK với nội dung như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NGA THẮNG

1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và quá trình hình thành làng xã Nga Thắng

1.1. Về điều kiện địa lý tự nhiên

Nga Thắng - Nga Sơn là vùng đất ven biển Thanh Hóa, thuộc vùng đông bắc tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý 19056'30" đến 2003'45" vĩ bắc và 1050343" đến 10603'10" kinh đông. Từ vị trí địa lý trên, Nga Thắng thuộc tiểu vùng khí hậu hải dương và mang tính chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: nắng lắm, mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C đến 260C và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.540mm, độ ẩm không khí là 84% thuận lợi cho việc phát triển nghề nông với nhiều chủng loại cây con phong phú. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc khai đất lập làng phát triển cộng đồng dân cư đông đúc từ buổi đầu của lịch sử dân tộc.

Bên cạnh đó, Nga Thắng còn có điều kiện giao thông thủy bộ tương đối thuận lợi. Có đường tỉnh lộ 508 và dòng sông Hoạt thông qua tạo điều kiện cho việc đi lại và giao lưu với các vùng miền trong nội và ngoại tỉnh. Ngoài ra, điều kiện địa lý, địa hình của vùng đất này cũng đặc biệt quan trọng và hiểm yếu. Từ trong phong trào Cần Vương, vùng đất Nga Thắng - Ba Đình đã trở thành căn cứ quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng một pháp đài phòng ngự vững chắc. Từ đây nghĩa quân Ba Đình có thể bảo vệ được cửa ngõ miền Trung và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng; cũng từ đây nghĩa quân có thể kiểm soát được được đường sông, dễ dàng kéo quân lên khu vực Bỉm Sơn, Đồng Giao để khống chế đường số 1... Sự thuận lợi về điều kiện địa lý, địa hình tự nhiên còn có ý nghĩa đặc biệt góp phần quan trọng việc xây dựng và phát triển lực lượng cùng cả tỉnh, cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

1.2. Quá trình hình thành làng xã, đơn vị hành chính

Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho biết, từ thời kỳ đồng thau của nền văn hóa Hoa Lộc, miền biển phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, trong đó khu vực Nga Sơn đã có con người sinh sống. Chủ nhân đầu tiên ở đây đã biết làm nghề nông, khai thác thủy sản và săn bắn thú rừng[1].

Bước sang thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, xóm làng được hình thành, cư dân trở nên đông đúc hơn. Vào buổi đầu công nguyên, vùng đất Nga Thắng - Nga Sơn thuộc địa hạt huyện Vô Thiết, quận Cửu Chân. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ độc lập tự chủ vùng đất này tiếp nhận nhiều lớp người di cư chủ yếu từ Bắc Bộ đến sinh cơ lập nghiệp. Đến năm 1838 (năm Minh Mệnh thứ 19), địa danh huyện Nga Sơn chính thức được hình thành[2].

Xã Nga Thắng thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nga Thắng là xã Chiêm Ba thuộc tổng Mậu Lâm của huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi có chủ trương giải tán đơn vị hành chính cấp tổng, cấp xã ra đời; đến tháng 6 năm 1946, Uỷ ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định thành lập xã Hưng Long; đến tháng 3 năm 1947, thực hiện Thông tư của Chính phủ về việc "Chỉnh đốn chính quyền dân chủ nhân dân cấp xã" xã Hưng Long đổi tên là xã Vạn Thắng; đến tháng 9 năm 1954 Ủy ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định đổi tên xã Vạn Thắng thành xã Nga Thắng, xã Nga Thắng có tên từ đây. Vốn là vùng đất tốt lành nên từ rất sớm đã hội tụ rất nhiều dòng họ từ các nơi khác đến sinh cư lập nghiệp, tiêu biểu là các dòng họ Vũ, Mai, Trần, Nguyễn, Hoàng...

Hiện nay, Nga Thắng và một trong 27 xã, thị trấn của huyện Nga Sơn. Phía Bắc giáp xã Ba Đình; phía Nam giáp xã Nga Nhân và Nga Lĩnh; phía Đông giáp xã Nga Văn và phía Tây giáp xã Hà Hải huyện Hà Trung. Nga Thắng hiện có 8 thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 694,7 ha. Tính đến thời điểm tháng 6/2017, xã có 1.080 hộ dân với 4.300 người, trong đó có 500 người dân theo đạo Thiên chúa giáo, chiếm 11,62% dân số toàn xã.

2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

2.1. Về kinh tế

Vốn là vùng đất chiêm trũng, phần lớn là đất chua, mặn, sình lầy, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do lũ lụt và hạn hán. Song với truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, người dân nơi đây đã không quản "một nắng hai sương" vượt lên trên những khó khăn để cải tạo tự nhiên phát triển quê hương ngày một giàu đẹp. Đặc biệt, kể từ ngày đất nước Đổi mới (1986), được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, điều kiện sản xuất được cải thiện, hệ thống thủy lợi từng bước hoàn thiện, nhân dân có điều kiện thau chua rửa mặn đồng ruộng, đầu tư canh tác lúa và rau màu. Hiện nay, xã Nga Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên 694,7 ha, trong đó có 16,5 ha đất lâm nghiệp, 344 ha đất nông nghiệp và chăn nuôi.

Trong phát triển nông nghiệp, cây trồng chính là lúa và một số loại cây màu truyền thống như ngô, khoai, đậu, lạc...; chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nông hộ tập trung. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, hệ thống kênh mương nội đồng về cơ bản đã được kiên cố hóa, đáp ứng 100% diện tích tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay 100% hộ dân trên địa bàn xã được dùng điện lưới quốc gia, xã có 05 trạm biến áp; 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, nhân dân sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khoan, nước mưa đảm bảo an toàn vệ sinh trong sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cũng tương đối thuận lợi, trên địa bàn của xã có hệ thống đường trục chính, với 0,7 km đường tỉnh lộ 508 chạy qua về hướng trung tâm huyện, 5,7 km đường liên thôn, 12 km đường nội thôn đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất của nhân dân trên địa bàn xã các khu vực lân cận.

Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 23 triệu đồng/người/năm, trong đó tỷ lệ hộ giàu 30%, hộ khá 30%, hộ trung bình 25%, hộ nghèo và cận nghèo chiếm 15%. Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính của nhân dân trong xã chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (chiếm 44,9% năm 2016), năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng lương thực hàng năm trung bình đạt 3.900 tấn, lương thực bình quân đạt 947kg/người/năm.

2.2. Về văn hóa - xã hội

Là vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, với địa thế mở, hướng biển, lại có yếu tố giao thoa giữa miền Bắc và miền Trung, nên từ buổi đầu dựng nước, Nga Thắng - Nga Sơn đã hội tụ những sắc thái văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Mối quan hệ giữa địa lý, con người và văn hóa thể hiện rõ trong căn tính, dáng dấp giọng nói "vừa có cái nền nã của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, lại vừa có cái chất phác của người xứ Thanh"[3]. Cũng như nhiều vùng quê khác, người Nga Thắng có truyền thống uống nước nhớ nguồn được thể hiện trong việc thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, các vị thần. Đây cũng là một vùng đất tiếp nhận từ rất sớm những tư tưởng tôn giáo chính thống tiêu biểu như Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Bên cạnh đó luôn gìn giữ và phát huy được những giá trị tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội như gia đình, dòng tộc, láng giềng, hôn nhân...

Người Nga Thắng - Nga sơn vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Trong thời kỳ phong kiến, cùng với sự phát triển chung của Nho học trong cả nước, ở Nga Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tài thành đạt trong đường khoa cử, tiêu biểu như Mai Thế Chuẩn, Mai Anh Tuấn... Dưới chế độ mới, nhất là trong thời kỳ đổi mới, học trò Nga Thắng chuyên cần học tập, lập nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều con em đã trở thành sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trong cả nước. Đây là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.

Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 trường học (1 trường THCS, 1 trường Tiểu học và 1 trường Mầm non). Cấp Trung học cơ sở và cấp Tiểu học đã được phổ cập giáo dục. Ở cấp Mầm non các em đến trường đúng độ tuổi. Cả 3 trường đều được công nhận và giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia.

Toàn xã có 8/8 thôn có nhà văn hoá, trong đó tất cả các nhà văn hoá thôn đạt chuẩn nông thôn mới; có 1 sân chơi thể thao. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.

Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe được đảm bảo, cơ sở vật chất, thiết bị y tế còn khó khăn nhưng công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chủ động nên trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra, bên cạnh đó công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chăm lo thường xuyên.

Vượt lên trên hết đó là truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nga Thắng - Nga Sơn trong các thời kỳ lịch sử dân tộc. Cụ thể là trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân Nga Sơn nói chung đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cùng vua quan và quân đội nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khởi bờ cõi cuối thế kỷ XIII; chống giặc Minh xâm lược thế kỷ XV; hưởng ứng phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp từ những ngày đầu ngay trên quê hương mình khi chúng mới đặt chân đến đô hộ nước ta. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử trước hết được hình thành từ những giá trị truyền thống tốt đẹp làng xã Nga Sơn nói chung Nga Thắng nói riêng.

Điểm xuyết qua những sự kiện tiêu biểu trên để minh chứng Nga Thắng - Nga Sơn là một vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử và cách mạng chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Những giá trị tinh thần đó được kết tinh thành sức mạnh vô địch trong cộng đồng làng xã. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, sức mạnh ấy kết thành một làn sóng nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước. Có thể khẳng định, truyền thống yêu nước là di sản vô giá ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Nga Thắng. Truyền thống đó sau này tiếp tục được phát huy khi nhân dân được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Trong thời kì tiền khởi nghĩa, đất và người Nga Thắng giữ vị trí là An toàn khu góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ ách đô hộ của thực dân và phong kiến. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân Nga Thắng đã góp sức người sức của cùng cả nước đánh đuổi kẻ thù gìn giữ nền độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

II. KHÁI QUÁT CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ THEO TỪNG TIÊU CHÍ

Căn cứ các tiêu chí xác định xã ATK được quy định tại Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ các sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra trên địa bàn xã Nga Thắng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Nga Thắng đạt 4/5 tiêu chí, cụ thể như sau[4]:

1. Đạt tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ).

Xã Nga Thắng vốn là một miền quê chiêm trũng nghèo nằm cách xa trung tâm huyện lỵ, địa bàn chia cắt, đi lại khó khăn, song người dân nơi đây lại có truyền thống yêu nước sâu sắc và sớm giác ngộ cách mạng. Truyền thống được phát huy vào những thời điểm lịch sử quan trọng. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa giành chính quyền, cụ thể vào đầu năm 1936, người thanh niên Phan Hữu Cánh - người con của quê hương Nga Thắng đã thoát ly gia đình đi làm ăn ở vùng Thiệu Hóa, Yên Định, và tại đây đã được các đồng chí Lê Chủ, Lê Thế Mai tuyên truyền, giác ngộ kết nạp vào tổ chức "Hội tương tế ái hữu" với mục đích là "đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc cưới vợ, lợp nhà, nuôi cha già mẹ héo". Đồng chí đã được tổ chức phân công điều về hoạt động tại quê nhà, tiếp tục tuyên truyền giác ngộ cho một số anh em, bà con trong thôn gia nhập các hội như “Hội lợp nhà”, “Hội hiếu”, “Hội hỷ”… Thông qua đó, cơ sở cách mạng hoạt động ngày càng rộng lớn để tập hợp quần chúng đấu tranh. Việc làm này đã được nhiều bà con nhân dân trong thôn đồng tình ủng hộ xin gia nhập hội ngày một đông.

Nhằm nắm bắt tình hình và bắt liên lạc với cơ sở cách mạng Nga Sơn, tháng 3 năm 1937, đồng chí Lê Chủ thay mặt tỉnh ủy Thanh Hóa đã về làng Thượng (Thượng Thôn) xã Nga Thắng bắt mối xây dựng cơ sở cách mạng. Sau khi đóng giả người dân đi lễ hội Phủ Sến để xem xét tình hình ở đây, đồng chí nhận thấy Nga Thắng có điều kiện hoạt động thuận lợi để xây dựng phong trào cách mạng. Sau đó đồng chí báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy, Tỉnh ủy đã cử đồng chí Trịnh Phương Đan về trực tiếp xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Thắng và huyện Nga Sơn.

Trong thời gian về khảo sát ở Nga Thắng, đồng chí Lê Chủ đã đến thăm Hội ái hữu ở Phủ Sến (làng Xa Liễn - Nga Thắng) để nói rõ với anh em về mục đích của Hội là phải cùng nhau đoàn kết thực sự, giúp đỡ lẫn nhau khi "tắt lửa tối đèn"; phải đoàn kết đấu tranh chống mọi bất công của xã hội, phải bênh vực quyền lợi của hội viên.

Tháng 12 năm 1937, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã bắt liên lạc và được sự chỉ đạo chính thức của Trung ương Đảng, kể từ đây Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương và Chỉ thị đối với các địa phương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, tiến hành thành lập y ban vận động ở các phủ, huyện. Hưởng ứng chủ trương trên, lại vốn là địa bàn trọng yếu có nhiều thuận lợi để xây dựng phong trào cách mạng, đầu năm 1938 tại làng Thượng Thôn (Nga Thắng), Ủy ban vận động cách mạng Nga Sơn chính thức được thành lập, do đồng chí Phan Cự Số làm Trưởng ban. Mục đích của Ủy ban vận động cách mạng là tuyên truyền giác ngộ và vận động thành lập các tổ chức quần chúng như: Hội dệt vải, Hội lợp nhà, Hội tương tế, Hội truyền bá chữ quốc ngữ, đấu tranh đòi giảm thuế, miễn siêu, chống mê tín và tổ chức quần chúng đấu tranh ủng hộ Trung hoa kháng Nhật[5]. Qua đây cho thấy, việc Tỉnh ủy lựa chọn Nga Thắng là vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về địa hình, địa thế, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho việc xây dựng phong trào và hình thành tổ chức cách mạng tiền thân đầu tiên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - tiền khởi nghĩa ở Nga Sơn.

Việc thành lập các Ủy ban vận động cách mạng, thực chất là cuộc vận động quần chúng rộng rãi đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cách mạng cho nhân dân. Qua phong trào này, đội ngũ cán bộ Nga Sơn đã trưởng thành nhanh chóng và phong trào cách mạng không ngừng phát triển. Đó là bước chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1939 -1945.

Thời kỳ 1939 - 1945, là thời kỳ cả nước chuẩn bị lực lượng, khởi nghĩa giành chính quyền trong mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tháng 11 năm 1940, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội Nghị đại biểu các cơ sở cách mạng để quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu và đề ra chủ trương củng cố cơ sở Đảng, vận động thành lập Hội phản đế cứu quốc ở các cấp từ làng đến tỉnh. Thực hiện chủ trương trên, năm 1941, phong trào cách mạng ở Nga Sơn được củng cố và phát triển khá mạnh. Đồng chí Trịnh Phương Đan đã liên lạc với các đồng chí Phan Hữu Cánh, Phan Cự Số ở làng Thượng xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng ở đây. Tổ chức phụ nữ cứu quốc đầu tiên được lập ra ở Thượng Thôn, các chị Tâm, Mai, Nhài, Dĩnh có nhiệm vụ gần gũi nhân dân nắm tình hình kịp thời phản ánh cho cấp trên. Về sau, các cơ sở cách mạng ở Tứ Thôn và làng Thượng đã thống nhất lại và thành lập Hội phản đế cứu quốc ở Nga Sơn, do đồng chí Trịnh Phương Đan trực tiếp phụ trách. Những cuộc đấu tranh do Hội phản đế cứu quốc lãnh đạo đã có ảnh hưởng lớn trong toàn huyện. Đó là hành động cách mạng của nhân dân chống lại bọn thực dân và bọn tay sai của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào chống thuế, chống bắt phu bắt lính ở Nga Sơn.

Ngày 19/10/1941, chiến khu Ngọc Trạo bị phát hiện và sau đó bị phá vỡ. Ban lãnh đạo chiến khu quyết định chia thành những đơn vị nhỏ để hoạt động. Trong thời khắc khó khăn gian khổ ấy, nhân dân trong huyện Nga Sơn đã nêu cao truyền thống yêu nước đấu tránh chống khủng bố, bảo vệ phong trào, bảo vệ cơ sở cách mạng, che giấu cán bộ và du kích, sẵn sàng cưu mang đồng bào từ nơi khác sơ tán đến. Một lần nữa đồng chí Trịnh Phương Đan trở lại làng Thượng triệu tập các hội viên phản đế cứu quốc để bàn biện pháp chống địch khủng bố và phổ biến chủ trương của cấp trên là phải nhanh chóng mở rộng cơ sở cách mạng xuống các thôn xóm trong huyện. Cuối năm 1941, từ làng Thượng phong trào cách mạng đã phát triển lan mạnh sang làng Sến, Mỹ Khê, Điền Hộ, Mậu Thịnh. Số hội viên phản đế cứu quốc đã lên tới 97 người và đã lập được đội tự vệ cứu quốc.

Đầu năm 1942, phong trào cách mạng ở Nga Sơn dần dần được phục hồi. Đến tháng 3 năm 1942, các đồng chí Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong đã vượt nhà tù Buôn Ma Thuật, trại tập trung Ly - hy (Huế) về Thanh Hóa tiếp tục hoạt động, sau đó xuống Nga Sơn. Ít lâu sau đồng chí Tố Hữu cũng vượt ngục về hoạt động ở Nga Sơn. Trong khi chưa bắt được liên lạc với cấp trên và cơ sở cách mạng trong tỉnh, các đồng chí đã về làng Thượng Thôn, làng Xa liễn (Nga Thắng) xây dựng lại cơ sở, tổ chức cuộc họp tại nhà đồng chí Phan Cự Số (làng Thượng Thôn) bàn biện pháp củng cố lại phong trào cách mạng ở Thanh Hóa. Các đồng chí lập ra “Ban Liên lạc” nhằm mục đích là củng cố cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng và cơ sở cách mạng. Sau một thời gian hoạt động, Ban liên lạc đã chấp nối với cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Nga Sơn. Tháng 7 năm 1942, Ban Liên lạc mở hội nghị tại làng Thượng bầu Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh do đồng chí Lê Tất Đắc làm Bí thư. Hội nghị đề ra chủ trương xây dựng một số tổ chức cách mạng của quần chúng với tên là “Thanh Hóa ái quốc hội” để tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận cứu nước giải phóng dân tộc và tìm cách móc nối với cấp trên. Đã đề ra Điều lệ của "Thanh Hóa Ái quốc hội" ghi rõ “Đoàn kết tất cả các phần tử cách mạng ái quốc, liên minh với tất cả các đảng phái cách mạng, tham gia vào mặt trận giải phóng dân tộc, đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, tiễu trừ Việt gian, vua quan phản bội quyền lợi của dân tộc, khôi phục nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam”[6].

Nhìn chung, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1936-1945), cụ thể trong gian từ cuối năm 1941 đến cuối năm 1942, sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị phá vỡ thì làng Thượng - Nga Thắng một lần nữa giữ vị trí quan trọng, nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vì vậy đã được Tỉnh ủy lựa chọn nơi này để nuôi giấu cán bộ cách mạng, trở thành cơ sở cách mạng quan trọng có tính chất đầu mối đảm bảo nhiệm vụ chức năng nuôi dưỡng, củng cố phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa. Với ý nghĩa như vậy, xã Nga Thắng thời kỳ này có chức năng như An toàn khu đảm bảo điều kiện cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1939 - 1945.

IMG_0129 (1)

Ảnh 1: Bia di tích lịch sử cách mạng - Nhà ông Phan Cự Số

image3

Ảnh 2: Di tích lịch sử cách mạng - Nhà ông Phan Cự Số - Địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào tháng 7 năm 1942.

2. Đạt tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên.

Tháng 7 năm 1942, sau khi thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Thanh Hóa, Hội nghị quyết định ra tờ báo Đuổi giặc nước làm cơ quan tuyên truyền của “Thanh Hóa ái quốc hội”. Báo Đuổi giặc nước làm nhiệm vụ động viên, tuyên truyền một cách nhanh chóng, phục vụ kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân.

Tháng 9 năm 1942, tờ báo Gái ra trận do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ biên, là cơ quan tuyên truyền của “Hội phụ nữ Ái quốc”, nhằm khẳng định vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

Hai tờ báo trên được xuất bản ở Vĩnh Lộc và Nga Sơn đã kịp thời phổ biến các chủ trương và cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng. Trong đó, báo Đuổi giặc nước ra đời đã trở thành nơi liên lạc của các đồng chí hoạt động cách mạng ở làng Thượng Thôn (Nga Thắng) với các đồng chí ở Trung ương. Đất Nga Thắng - Nga Sơn đã trở thành nơi hoạt động đặc biệt quan trọng của các đồng chí cán bộ của Đảng.

Trước khí thế đấu tranh cách mạng đã lên cao, để phù hợp với tình hình mới, Tổng bộ Việt Minh đã quyết định đổi tờ báo “Đuổi giặc nước” thành báo “Khởi nghĩa” để tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng đối với nhân dân, xúc tiến mạnh mẽ công tác chuẩn bị khởi nghĩa[7].

Để đảm bảo bí mật và tránh sự khủng bố của địch, Tỉnh ủy quyết định chuyển cơ quan ấn loát từ làng Thổ Phụ (Vĩnh Lộc) về làng Thượng Thôn (Nga Thắng). Khi mới chuyển đến, cơ quan đóng tại nhà anh Tự, sau đó vận động cố Dụng đưa về chùa Thượng vì cố Dụng là người quản lý ngôi chùa. Đặt ở trong chùa được một thời gian, anh em nhận thấy ngày rằm và mồng một có nhiều người ra vào làm lễ, sợ dễ bị lộ, nên đã đề nghị với cố Dụng chuyển hẳn về nhà của cố cho an toàn hơn. Cố Dụng vui vẻ tiếp nhận và bảo lãnh để anh em ấn loát vào làm việc trong nhà mình từ tháng 8 năm 1942. Trong thời gian này, cơ quan in ấn được nhiều tài liệu, truyền đơn, áp phích và các chủ trương chính sách của Mặt trận Việt Minh, đặc biệt đã in báo Đuổi giặc nước và báo Gái ra trận đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 1944, vừa in xong số báo Đuổi giặc nước thì thực dân Pháp phát hiện ra cơ quan ấn loát, chúng đã tiến hành lùng sục bắt bớ, nhờ có tai mắt của nhân dân trong làng, bọn giặc đã không phát hiện được gì và cuối cùng chúng đã bắt cố Dụng về giam tại nhà lao Thanh Hóa. Mặc dù được dụ giỗ, bị đánh đập, tra tấn dã man, nhưng cố Dụng vẫn không khai bất cứ điều gì, nguyện giữ khí tiết của người con quê hương có truyền thống yêu nước, trung dũng kiên cường "sống vì cách mạng, chết cũng vì cách mạng". Do tuổi cao sức yếu và bị tra tấn dã man, cố Dụng đã hy sinh vào ngày 27/4/1944 tại nhà lao Thanh Hóa, khi phong trào Việt Minh ở Nga Thắng - Nga Sơn đang lan rộng khắp nơi trong huyện. Cố Dụng là liệt sỹ đầu tiên của xã Nga Thắng.

Cũng trong thời gian này, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các cơ sở “Thanh Hóa Ái quốc hội” đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức Việt Minh. Thời gian này đồng chí Tố Hữu về sống và hoạt động ở làng Thượng (Nga Thắng). Đồng chí đã đi xuống các cơ sở nắm tình hình và chỉ đạo xây dựng lại phong trào cách mạng ở các địa phương ở huyện Nga Sơn. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân tự vệ làng Xa Liễn, làng Thượng phát triển mạnh mẽ và hoạt động sôi nổi. Trước tình hình đó, các đồng chí Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Tố Hữu, Hoàng Tiến Trình, Nguyễn Văn Phác đã tổ chức một cuộc họp tại nhà cố Nguyên ở làng Thượng, nơi đồng chí Tố Hữu ở để bàn phương hướng hoạt động của các đoàn thể, chia các vùng có phong trào cách mạng ở Thanh Hóa và phân công người phụ trách[8]. Tại cuộc họp này đồng chí Tố Hữu được bổ sung vào Tỉnh ủy. Các đồng chí đã được nhân dân làng Thượng Thôn và làng Xa Liễn đùm bọc che chở nuôi dấu, nhường cơm sẻ áo. Trong đó các gia đình trực tiếp che chở nuôi dấu, (Xem Phụ lục 2).

Sau cuộc họp của Tỉnh ủy tại làng Thượng Thôn, kẻ địch đánh hơi biết được phong trào cách mạng ở Nga Sơn đang phục hồi và phát triển. Chúng đã cho mật thám dò la tin tức và treo giải thưởng để bắt các đồng chí lãnh đạo. Chúng đã mật báo cho lý trưởng các địa phương huyện Nga Sơn “Tầm nã nếu bắt được Tố Hữu, Lê Tất Đắc thì được thưởng một ngàn đồng Đông Dương và hàm bát phẩm, nếu bắt được Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến trình thì được thưởng một ngàn đồng Đông Dương và hàm cửu phẩm”. Nhưng cán bộ và nhân dân Nga Thắng đã bảo vệ các đồng chí được an toàn tuyệt đối. Để tránh bị bắt, các đồng chí sau đó đã chuyển lên vùng Thọ Xuân đóng giả người làm thuê cày mướn cho những nhà giàu, nhưng chỉ được một thời gian ngắn bị lộ. Tháng 4 năm 1943 các đồng chí lại trở về Nga Sơn và tiếp tục hoạt động[9].

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh bộ Việt Minh, tháng 5 năm 1943 tại Nghè trên làng Thượng (Nga Thắng), Mặt trận Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh lớn để nghe phổ biến Điều lệ và chương trình của Việt Minh. Tháng 8 năm 1943, lâm thời Tỉnh bộ Việt Minh ra chỉ thị “Khẩn cấp tuyên truyền”. Sau đó phong trào diễn thuyết xung phong do các đồng chí trong Tỉnh ủy Việt Minh là các đồng chí Phan Cự Số, Nguyễn Chiến Thắng... liên tiếp diễn ra ở khắp thôn hoặc nơi đông người, quần chúng nhân dân lao động càng tin tưởng vào thắng lợi cuộc cách mạng[10].

Tháng 9 năm 1944, đồng chí Trịnh Ngọc Điệt đã về làng Thượng triệu tập hội nghị bàn biện pháp củng cố phong trào bảo vệ cơ sở cách mạng. Hội nghị nhận định rằng: Mặc dù bị địch khủng bố ác liệt nhưng nhân dân đã hết lòng che dấu bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ cán bộ trước mọi thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Hội nghị đã phân công các đồng chí cán bộ về cơ sở cách mạng để củng cố lại phong trào. Tổ chức Việt Minh phát triển mạnh mẽ với số lượng và chất lượng ngày càng cao ở vùng biển và vùng Công giáo. Nhờ đó phong trào đấu tranh của nông dân chống thuế nổ ra sôi nổi và mạnh mẽ, đạt kết quả cao. Ở làng Thượng, làng Sến, Việt Minh đã vận động bà con không nộp thuế. Ngoài ra còn nhiều địa phương khác ở Nga Sơn cũng đã vận động nhân dân đấu tranh không đóng thuế, gây áp lực với địa chủ buộc chúng phải nhượng bộ tăng giá công lao động cho nông dân.

Nhìn chung, trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945), đất và người Nga Thắng giữ vị trí rất quan trọng, là nơi ở, nuôi, giấu, giữ bí mật, làm việc, ấn loát báo chí, tài liệu mật và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cùng cả tỉnh, cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

IMG_0135

Ảnh 3, 4: Di tích lịch sử chùa Thượng

Nơi đặt cơ quan ấn loát của tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1943 - 1944

Ảnh 4: Nhà cố Dụng - Nơi đặt cơ quan in ấn loát tỉnh Thanh Hóa

Ảnh 5: Nhà Cố Nguyên (làng Thượng)

Nơi diễn ra cuộc họp để bàn phương hướng hoạt động của các đoàn thể

(Tại cuộc họp này đồng chí Tố Hữu được bổ sung vào Tỉnh ủy Thanh Hóa)

3. Đạt tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trởlên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,... trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặttrận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên.

Tháng 9 năm 1942, sau khi bắt liên lạc được với cơ sở Việt Minh ở Hà Nội và nhận được Điều lệ, chương trình Việt Minh do hội nghị BCH Trung ương lần thứ VIII (tháng 5/1941 đề ra), Tỉnh ủy Thanh hóa tổ chức một cuộc hội nghị ở làng Thượng (Nga Thắng) do đồng chí Lê Tất Đắc chủ trì quyết định đổi “Thanh Hóa cứu quốc hội” thành Mặt trận Việt Minh của Tỉnh.

Cuối năm 1942, mặt trận Việt Minh được thành lập ở làng Thượng Thôn, làng Xa Liễn, … với hàng trăm hội viên tại đây các đồng chí Nguyễn Văn Phác, Ngô Thị Thái đã tổ chức cuộc họp phổ biến mười chính sách của Việt Minh trong đó các đồng chí đã nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết chặt chẽ để đánh Pháp, đuổi Nhật lấy ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Tại cuộc họp này, các đồng chí quyết định thành lập đội tự vệ làng Thượng Thôn gồm 10 người do anh Nguyễn Văn Toàn (Toàn thóc) phụ trách. Đây là lực lượng vũ trang đầu tiên ở Nga Sơn có nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ an toàn cơ sở cách mạng, cơ quan ấn loát của Tỉnh, đảm bảo giao thông liên lạc và có trách nhiệm đưa đón cán bộ về hoạt động ở Nga Sơn. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 61, 62)

Đầu năm 1943 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được Trung ương công nhận là Đảng bộ chính thức, có trách nhiệm lãnh đạo mọi hoạt động ở Nga Sơn. Tháng 2 năm 1943, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị bất thường đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ trong tình hình mới. Hội nghị nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng, phát triển Việt Minh và lực lượng vũ trang. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 63)

Tháng 5 năm 1943, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Thượng, có khoảng hơn 150 hội viên dự để nghe phổ biến Điều lệ Việt Minh.

Tháng 9 năm 1943 ®ược sự chỉ đạo của đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Ngô Thị Thái, Nguyễn Chiến Thắng tổ chức Việt Minh đã phát triển sang vùng Tam Tổng và phía bắc huyện Nga Sơn, đã thu hút được nhiều hội viên mới. Nhân kỷ niệm ngày giỗ Lê Lợi và khởi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trịnh Ngọc Điệt đã chỉ đạo tổ chức Việt Minh ở làng Thượng Thôn rải truyền đơn ở thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn) và huyện lỵ Nga Sơn kêu gọi nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm và vận động nhân dân quyên góp quần áo, thuốc men gửi đến anh em du kích Bắc Sơn, Thái Nguyên.

Từ cuối năm 1943 đầu năm 1944, tổ chức Việt Minh đã phát triển rộng khắp các vùng trong huyện Nga Sơn. Có thể nói, đây là thời kỳ phong trào Việt Minh phát triển sôi nổi và mạnh mẽ nhất ở xã Nga Thắng nói riêng và toàn huyện Nga Sơn nói chung.

Tháng 2 năm 1944, Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy đã quyết định tổ chức phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang nhanh chóng mở các lớp huấn luyện quân sự tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 3 năm 1944, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, lớp tập huấn quân sự đầu tiên được mở tại làng Thượng Thôn, do đồng chí Hoàng Tiến Trình và đồng chí Trương Văn Lĩnh phụ trách. Sau đó các đồng chí còn mở liên tiếp một số khóa huấn luyện ở làng Thượng, làng Xa Liễn, mỗi khóa huấn luyện từ 6 - 7 ngày. Đồng chí Trương Văn Lĩnh (quê Nghệ Tĩnh) đã tốt nghiệp trường quân sự ở Hoàng Phố (Trung Quốc) hướng dẫn anh em chiến thuật đánh du kích, các yếu lĩnh cơ bản trong việc sử dụng vũ khí thông thường. Ngoài ra còn dạy cho anh em chiến thuật chiến đấu của tiểu đội, trung đội và đại đội các phương pháp tác chiến và các vấn đề cơ bản về chiến lược, chiến thuật quân sự, tổng số học viên được huấn luyện quân sự đã lên đến hàng trăm người. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 67)

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 16 tháng 8 năm 1945, đồng chí Hoàng Xung Phong triệu tập hội nghị tại làng Thượng để triển khai mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa Tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan… Sau khi phân tích tình hình, hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân…

Hội nghị khởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan, do đồng chí Hoàng Xung Phong làm trưởng ban. Hội nghị quyết định giờ khởi nghĩa là 24 giờ đêm ngày 18/8/1945. Mục tiêu là đánh chiếm huyện lỵ Nga Sơn và đồn Bang tá Điền Hộ. Đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, lệnh khởi nghĩa của tỉnh đã phát ra, mọi tầng lớp nhân dân vùng lên giành chính quyền. 9 giờ sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn đã thắng lợi hoàn toàn.

Từ các sự kiện tiêu biểu trên cho thấy, làng Thượng, làng Xa liễn nói riêng và xã Nga Thắng nói chung trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1939 - 1945) có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng; nơi ở làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng; mà đây còn là nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang, góp phần quan trọng cho công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

IMG_0100

Ảnh 6: Di tích lịch sử Vườn Mái

(Địa điểm huấn luyện dân quân tự vệ có vũ trang

và phát lệnh khởi nghĩa tháng 8/1945)

4. Đạt tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.

Tháng 5 năm 1945, Việt Minh huyện đã mở lớp đào tạo cán bộ quân sự tại làng Xa Liễn[11] (Nga Thắng), số người tham dự lên đến hàng trăm[12], các lớp này do đồng chí Phạm Minh Thanh trực tiếp phụ trách. Sau những lớp huấn luyện quân sự, lực lượng tự vệ và du kích phát triển nhanh ở các thôn trong xã. Không khí cách mạng sôi sục chuẩn bị ngày khởi nghĩa giành chính quyền lan rộng. Phong trào diễn thuyết tuyên truyền chủ trương chính sách của Việt Minh, vạch rõ nguy cơ thất bại của địch được tổ chức khắp các thôn trong xã.

Tháng 8 năm 1945, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô chuyển sang tấn công tiêu diệt phát xít Nhật. Tình thế cách mạng đã chín muồi, thời cơ cách mạng đã đến. Đối với kẻ địch, bộ máy thống trị ở nhiều nơi trong tỉnh, huyện mất hiệu lực, các tầng lớp trung gian đã hoang mang dao động.

Trước thời cơ thuận lợi ngàn năm có một, thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 16 tháng 8 năm 1945, đồng chí Hoàng Xung Phong triệu tập hội nghị tại làng Thượng để triển khai mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan. Sau khi phân tích tình hình thời cơ, hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng đông đảo quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. Hội nghị nhấn mạnh: Thời cơ khởi nghĩa đã đến, không được do dự, bỏ lỡ thời cơ là có tội với nước, với dân. Phương châm khởi nghĩa là thống nhất hành động nhanh, gọn là quyết thắng.

Hội nghị đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan, do đồng chí Hoàng Xung Phong làm trưởng ban. Hội nghị quyết định giờ khởi nghĩa là 24 giờ đêm 18/8/1945. Mục tiêu chính là đánh chiếm huyện lỵ Nga Sơn và đồn Bang tá Điền Hộ. Về lực lượng tham gia khởi nghĩa, ngoài khối quần chúng nhân dân, hội nghị quyết định huy động toàn bộ lực lượng học viên trường quân chính đang dự lớp huấn luyện tại Nga Sơn và các đội tự vệ cơ sở trong huyện làm nòng cốt. Hội nghị cũng đã phân công người phụ trách, bố trí lực lượng đánh chiếm vào những vị trí chủ chốt.

Đêm ngày 18 rạng ngày 19 tháng 8 năm 1945, lệnh khởi nghĩa của ủy ban khởi nghĩa huyện đã phát ra, tạo nên không khí hừng hực của đông đảo quần chúng cách mạng làm cho kẻ thù bạt vía kinh hoàng. Ban khởi nghĩa đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Nguyễn Tự Cường, Lưu Đô đón tiếp những cơ sở cách mạng từ các xã lân cận về. Theo kế hoạch đã định, mũi thứ nhất, đúng 24 giờ đêm 18 tháng 8, đồng chí Phạm Minh Thanh chỉ huy 200 tự vệ chiến đấu cùng một bộ phận học viên trường quân chính được trang bị giáo mác, gậy gộc và các thứ vũ khí tự tạo khác tiến vào bao vây đồn Bang tá Điền Hộ. Trước khí thế sôi sục đó, bọn địch trong đồn hoảng sợ hạ súng đầu hàng cách mạng vô điều kiện. Cùng với thời điểm trên, dưới sự chỉ huy của đồng chí Hoàng Xung Phong và Nguyễn Thừa Kế đã chỉ huy lực lượng tự vệ gồm 500 người tập trung tại nhà ông Lê Lễ (thôn Xa Liễn) cùng đông đảo quần chúng tiến về huyện đường bắt huyện trưởng Cao Xuân Thiệu và bọn nha lại, tịch thu toàn bộ ấn tín, súng đạn, sổ sách và các phương tiện khác của chúng.

9 giờ sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn đã thắng lợi hoàn toàn. Bộ máy chính quyền tay sai bị xóa bỏ. Chính quyền cách mạng được thành lập. Tối ngày 20 tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng lâm thời đã mở hội nghị tại huyện lỵ để thành lập ủy ban cách mạng lâm thời huyện dưới sự chủ tọa của đồng chí Hoàng Xung Phong, Trưởng ban Ủy ban khởi nghĩa. Hội nghị đã thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời, đồng chí Phạm Minh Thanh được cử làm Chủ tịch, đồng chí Phan Cự Số làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Văn Tựu làm Ủy viên tài chính, đồng Chí Nguyễn Chiến Thắng làm Ủy viên quân sự, đồng chí Nguyễn Hữu Loan làm Ủy viên văn hóa và tuyên truyền. Hội nghị đã quyết định tuyên bố giải tán toàn bộ chính quyền đế quốc phong kiến ở các tổng, làng, thôn, xã và thành lập chính quyền cách mạng lâm thời; bắt bọn cai, phó tổng lý trưởng nộp ngay đồng triện (con dấu) và toàn bộ hồ sơ về huyện. Xóa bỏ các thứ thuế cho nhân dân như thuế thân, thuế chợ, thuế đò… Đồng thời, chính quyền cách mạng khuyến khích nhân dân tích cực tăng gia sản xuất để chống đói, khắc phục hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 để lại. Tất cả nam nữ ở các thôn xóm đều có nghĩa vụ tham gia các tổ chức tự vệ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc và cử người về huyện dự lớp huấn luyện quân sự do huyện tổ chức.

Nhìn chung, về đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là đỉnh cao của toàn bộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, dân chủ và tiến bộ xã hội mà dân tộc ta đã bền bỉ, anh dũng tiến hành liên tục trong suốt thời gian từ 1858 đến 1945. Đây là kết quả của sự vùng lên quật khởi của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong đó quần chúng nhân dân lao động giữ vai trò quan trọng nhất. Tuy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra ở từng địa phương dưới những hình thức phong phú và với những lộ trình khác nhau, về căn bản cuộc Cách mạng tháng Tám vẫn là một quá trình lịch sử thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tuy cuộc Cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi căn bản và to lớn, nhưng vẫn còn một số nhiệm vụ phải được tiếp tục hoàn thành trong các giai đoạn sau.

Về tính chất Cách mạng tháng Tám, trước hết cuộc Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc, dân chủ sâu sắc. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám còn mang ý nghĩa thời đại là dân chủ chống phát - xít, chống xâm lược. Ngoài ra, Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng manh tính chất nhân dân điển hình.

Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 đặc biệt sâu sắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ lịch sử đau thương mà dân tộc ta bị đọa đầy tủi nhục dưới cách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và sau đó của cả phát - xít Nhật. Sự kiện lịch sử này cũng đánh dấu sự chấm dứt của chế độc quân chủ đã tồn tại hơn 1000 năm trên đất nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và phát triển dưới chế độc dân chủ cộng hòa[13].

Nhận định về tầm vóc to lớn và ý nghĩa lớn lao của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"[14].

Nga Thắng là quê hương cách mạng, nhân dân nơi đây rất tự hào vì đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cũng rất xứng đáng được thừa hưởng những thành quả to lớn của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến, huyện ủy Nga Sơn đã chọn làng Xa Liễn làm địa điểm đặt văn phòng Huyện ủy. Tại phủ Sến làng Xa Liễn, nhân dân trong xã đã bảo vệ an toàn 2 kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I (năm 1947) và lần thứ 2 (1948). Trong thời gian từ năm 1947 đến đầu năm 1954, nhân dân xã nhà đã đẩy mạnh 2 nhiệm vụ cách mạng là xây dựng, củng cố bảo vệ hậu phương về mọi mặt và đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.

Ngày 7 tháng 10 năm 1945, Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại làng Thượng. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đạt, đại diện của Tỉnh ủy Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo và tuyên bố quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản, lấy tên là chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai, gồm 3 Đảng viên Nguyễn Chiến Thắng, Lưu Đô và Nguyễn Tự Cường. Cả 3 đồng chí đều là người ở quê hương Nga Thắng. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng được chỉ định làm Bí thư. Chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai là Chi bộ Cộng sản đầu tiên của xã Nga Thắng đồng thời cũng là chi bộ đầu tiên của huyện Nga Sơn. Sau khi chi bộ ra đời, công tác phát triển đảng trong thời kỳ đã được đẩy mạnh khắp nơi trong huyện. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, chi bộ đã kết nạp các đồng chí Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Hữu Triết, Lưu Vĩnh Khuy, Hoàng Văn Cao. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có một số chi bộ mới xuất hiện, như chi bộ Phan Bôi, chi bộ Trần Đình Long, chi bộ Hoàng Văn Thụ và một số chi bộ ghép. Chi bộ Hoàng Văn Thụ được thành lập tại huyện lỵ nên còn gọi là chi bộ huyện gồm có 10 đồng chí do đồng chí Hoàng Việt Long làm Bí thư.

Tháng 10 năm 1946, do yêu cầu của xã Hưng Long[15] phải có một chi bộ, chi bộ xã Hưng Long thành lập lấy tên là chi bộ Mai Viêm do đồng chí Nguyễn Tự Cường làm Bí thư, sau khi đồng chí Nguyễn Tự Cường chuyển công tác, đồng chí Lưu Vĩnh Khuy làm Bí thư.

Tháng 3 năm 1948, chi bộ Vạn Thắng[16] Đại hội lần thứ nhất. Đồng chí Nguyễn Hữu Đá được bầu làm Bí thư. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất. Phát triển bình dân học vụ; Xây dựng lực lượng dân quân du kích và chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến; Xây dựng củng cố các đoàn thể quần chúng. Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Nghị quyết Đại hội chi bộ, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ và Ủy ban kháng chiến hành chính xã, phong trào xây dựng "làng kháng chiến" và "tiêu thổ kháng chiến" diễn ra khắp nơi.

Từ những sự kiện có tính chất bản lề trên, có thể khẳng định, Nga Thắng là cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp trên địa bàn huyện Nga Sơn; lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức thực hiện phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quê hương cách mạng Nga Thắng lại tiếp tục đóng góp sức người sức của cùng cả nước tiến hành thực hiện 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ trường kỳ (1954 - 1975) đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ghi nhận công lao to lớn trên, các tầng lớp nhân dân Nga Thắng được Đảng, Chính phủ công nhận 31 đồng chí cán bộ Lão thành cách mạng và 2 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 1 cán bộ bị địch bắt tù đày, 30 gia đình có công với nước, xóm Chùa làng Xa Liễn và làng Thượng (Thượng Thôn) được tặng Kỷ niệm Chương có công với nước. Có 100 liệt sỹ, 33 thương binh, 32 bệnh binh, 17 người nhiễm chất độc hóa học, 7 bà mẹ được phong tặng, truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 28 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 62 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, 114 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba, 104 người được thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, 70 người được thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì.

IMG_0110 (1)

IMG_0115 (1)

Ảnh 7: Bia di tích lịch sử cách mạng Phủ Sến

Ảnh 8: Phủ Sến làng Xa Liễn, nơi đồng chí Lê Chủ tuyên truyền và chỉ đạo

“Hội Tương tế ái hữu” hoạt động và là nơi diễn ra Đại hội Huyện Đảng bộ Nga Sơn lần thứ nhất năm 1947 và lần thứ hai năm 1948

IMG_0132

Ảnh 9: Bia di tích lịch sử cách mạng Vườn Chè

IMG_0131

Ảnh 10: Di tích lịch sử cách mạng Vườn Chè. Nơi thành lập chi bộ “Nguyễn Thị Minh Khai” vào ngày 7/10/1945, chi bộ đầu tiên của huyện Nga Sơn.

Ảnh 11: Đồng chí Tố Hữu (đứng thứ hai từ phải sang)

chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí cán bộ hoạt động cách mạng

trong thời kỳ tiền khởi nghĩa ở xã Nga Thắng

Các đồng chí hoạt động cách mạng tại xã Nga Thắng, sau này được tổ chức điều động đi làm nhiệm vụ ở trung ương, tỉnh, huyện như:

1. Đồng chí: Tố Hữu - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng.

2. Đồng chí: Trịnh Ngọc Điệt - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Đồng chí: Lê Tất Đắc - Nguyên Bí Thư Tỉnh ủy - Nguyên Thứ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh xã hội.

4. Đông chí: Ngô Thị Thái - Nguyên cán bộ Bộ Nội thương.

5. Đồng chí: Nguyễn Thừa Kế - Nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ.

6. Đồng chí: Phạm Minh Thanh - Nguyên Đại tá Cục trưởng cán bộ Quân khu 4.

7. Đồng chí: Nguyễn Hữu Loan - Nguyên Cục Trưởng Cục Tuyên Huấn QK 4.

8. Đồng chí: Hoàng Xung Phong - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương.

9. Đồng chí: Hoàng Tiến Trình - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương.

10. Đồng chí: Nguyễn Chiến Thắng - Nguyên Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc.

11. Đồng chí: Phan Hữu Cánh được điều về Trung đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

12. Đồng chí: Lưu Đô - Nguyên Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hóa.

13. Đồng chí: Hoàng Minh Côn - Nguyên Chỉ huy trưởng bộ CHQS tỉnh, đại biểu Quốc Hội khóa VI.

14. Đồng chí: Nguyễn Tấn được điều ra Bộ Ngoại giao.

15. Đồng chí Nguyễn Đá được điều ra Bộ Công an.

Trên đây là những thành tích to lớn, cao đẹp, tô hồng thêm truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng của quê hương Nga Thắng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là niềm tư hào chung của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền địa phương không chỉ hôm nay và mãi mãi các thế hệ mai sau.

III. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN XÃ NGA THẮNG THẮNG LÀ XÃ ATK THUỘC HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg, ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, quy trình thủ tục công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu; theo đó, xã Nga Thắng đã đạt 4/5 tiêu chí, đảm bảo đủ điều kiện để công nhận là xã ATK theo quy định.

Để ghi nhận kịp thời những đóng góp to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Nga Thắng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần tăng cường công tác giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, Ủy ban nhân dân xã Nga Thắng xin đệ trình Hồ sơ khoa học đề nghị các cấp có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là xã ATK thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Trì

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ LTCM

VÀ CÁN BỘ TIỀN KHỞI NGHĨA Ở XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Phan Cự Số

Làng Thượng

Nguyên PCT CQCM lâm thời huyện

2

Vũ Nguyên

Làng Thượng

3

Nguyễn Sáng

Làng Thượng

Nguyên TVHU- Trưởng BTC HU

4

Nguyễn Chiến Thắng

Làng Thượng

Nguyên Bí Thư huyện ủy Ngọc Lặc

5

Vũ Văn Đối

Làng Thượng

Nguyên Chủ tịch UBND xã

6

Nguyễn Nhịp

Làng Thượng

7

Nguyễn Toàn

Làng Thượng

8

Nguyễn Nhật Tân

Làng Thượng

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã

9

Nguyễn Hữu Quyền

Làng Thượng

10

Nguyễn Chi Lăng

Làng Thượng

Nguyễn Chủ tịch UBND xã

11

Phan Thị Mai

Làng Thượng

12

Phan Hữu Khánh

Làng Thượng

Nguyên P.Chủ tịch UBND huyện

13

Phan Chấn Thanh

Làng Thượng

14

Nguyễn Hữu Liên

Làng Cự Phách

Nguyên Bí thư Chi bộ

15

Hoàng Minh Côn

Làng Xa Liễn

Nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

16

Lưu Văn Lập

Làng Xa Liễn

17

Nguyễn Hữu Lấu

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch UBHC xã

18

Lê Lễ

Làng Xa Liễn

19

Nguyễn Văn Tấn

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ

20

Nguyễn Công Tính

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Đảng ủy

21

Nguyễn Văn Mão

Làng Xa Liễn

Cán bộ cao cấp QĐNDVN

22

Nguyễn Tự Cường

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ

23

Nguyễn Thị Gắn

Làng Xa Liễn

24

Lưu Đô

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh

25

Lưu Văn Nuôi

Làng Xa Liễn

26

Lưu Văn Lăn

Làng Xa Liễn

27

Lưu Văn Nải

Làng Xa Liễn

28

Nguyễn Văn Chấn

Làng Xa Liễn

29

Lê Quát

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Thi ủy Lào Cai

30

Hoàng Thị Thanh

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã

31

Lưu Vĩnh Khuy

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ xã

32

Phạm Thị Yến

Làng Thượng

33

Vũ Văn Ngữ

Làng Tam Linh

Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện

Nguồn: BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.263-265.

Phụ lục 2

DANH SÁCH GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Gia đình: Bà Nguyễn Thị Bưởi

Thôn 4

2

Gia đình: Ông Phan Ngọc Bích

Thôn 4

3

Gia đình: Bà Phan Thị Mai

Thôn 4

4

Gia đình: Ông Nguyễn Sáng

Thôn 4

5

Gia đình: Ông Nguyễn Toàn

Thôn 4

6

Gia đình: Ông Nguyễn Nhật Tân

Thôn 4

7

Gia đình: Ông Nguyễn Hữu Quyền

Thôn 4

8

Gia đình: Ông Nguyễn Chi Lăng

Thôn 4

9

Gia đình: Ông Nguyễn Quỳnh

Thôn 4

10

Gia đình: Ông Nguyễn Lỡ

Thôn 4

11

Gia đình: Ông Nguyễn Nhịp

Thôn 4

12

Gia đình: Ông Vũ Nguyên

Thôn 4

13

Gia đình: Ông Lê Thùy

Thôn 4

14

Gia đình: Ông Nguyễn Khắc

Thôn 4

15

Gia đình: Ông Hoàng Bòn

Thôn 4

16

Gia đình: Ông Vũ Hòa

Thôn 4

Cơ quan ấn loát

17

Gia đình: Ông Nguyễn Văn Đại

Thôn 1

Cơ quan ấn loát

18

Gia đình: Ông Lưu Văn Đề

Thôn 1

Cơ quan ấn loát

19

Gia đình: Ông Lưu Văn Huyền

Thôn 1

20

Gia đình: Ông Lê Sỹ

Thôn 1

21

Gia đình: Ông Lê Tới

Thôn 1

22

Gia đình: Ông Lê Văn Nghĩa

Thôn 2

23

Gia đình: Ông Nguyễn Lấu

Thôn 1

24

Gia đình: Ông Lưu văn Nải

Thôn 2

25

Gia đình: Ông Lưu Kiến

Thôn 2

26

Gia đình: Bà Phan Thị Nhái

Thôn 6

27

Gia đình: Bà Lê Thị Nữ

Thôn 6

28

Gia đình: Bà Nguyễn Thị Gắn

Thôn 1

29

Gia đình: Ông Lê Văn Lễ

Thôn 2

30

Gia đình: Bà Nguyễn Thị San

Thôn 1

Nguồn: BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.270-271.

Phụ lục 3

DANH SÁCH BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Bà mẹ: Vũ Thị Ao

Thôn 1

2

Bà mẹ: Lưu Thị Thà

Thôn 2

3

Bà mẹ: Nguyễn Thị Tèo

Thôn 2

4

Bà mẹ: Lưu Thị Sót

Thôn 5

5

Bà mẹ: Vũ Thị Khiêm

Thôn 4

6

Bà mẹ: Nguyễn Thị Vỹ

Thôn 3

8

Bà mẹ: Đỗ Thị Chạch

Thôn 2

Năm 1982, trên cương vị là Phó Chủ tịch TT HĐBT, đồng chí Tố Hữu về thăm cán bộ nhân dân xã Nga Thắng. Tới thăm cán bộ, nhân dân làng Thượng nơi đồng chí trực tiếp hoạt động cách mạng, thể theo nguyện vọng của nhân dân đồng chí Tố Hữu đã tặng nhân dân làng Thượng bài thơ “Bốn mươi năm về thăm làng Thượng” đầy ý nghĩa.

Bốn mươi năm về thăm làng Thượng

Nhớ đường tìm xuống Nga Sơn

Về thăm làng Thượng vừa hơn nửa đời

Ngày xưa ấy… tuổi đôi mươi

Như chim bạt gió tìm nơi náu mình

Đồng chua ruộng trũng sình lầy

Mà lòng người lại ơn tình ngọt thơm

Dành cho củ sắn miếng cơm

Dành cho tấm chiếu ổ rơm ấm cùng

*

Hôm nay vui sướng lạ lùng

Chiều xanh bát ngát một vùng lúa xuân

Trở về xóm cũ quen thân

Mái đầu đã bạc mà chân bồn chồn

Bạn già ra đứng đầu thôn

Bốn mươi năm …biết mấy hôn cho vừa

Cười khà…vẫn vậy năm xưa

Thương dân thương nước nên chưa thấy già

*

Mừng nhau không rượu không hoa

Cùng nhau chén nước vườn nhà chè tươi

Tạm chia tay, chẳng muốn rời

Bâng khuâng trông lại bạn đời, chiều sương.

Làng Thượng, 11-01-1982

Nhà thơ Tố Hữu

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa.

2. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Ban Nghiên cu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930-1980), Nxb Thanh Hóa.

4. Phạm Hồng Tung (2013), Lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.



[1]. Văn hóa Hoa Lộc lấy tên từ một địa điểm được khai quật đầu tiên ở xã Hoa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Văn hóa này được phân bố trên một diện rộng vùng duyên hải thuộc các xã Hoa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc của huyện Hậu Lộc và các xã Nga An, Nga Điền (huyện Nga Sơn) (Xem thêm: Phạm Văn Đấu (1999), Văn hóa Hoa Lộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[2]. Về địa giới và tên gọi của huyện Nga Sơn qua các thời kì xin xem trong sách: Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tập 2, tr.200.

[3]. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.24.

[4]. Các tư liệu và các sự kiên tiêu biểu diễn ra trên địa bàn xã Nga Thắng dẫn ra trong Hồ sơ này được chúng tôi lấy chủ yếu từ các nguồn tài liệu:

- BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

- BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa.

Ngoài ra, các tư liệu trong này đã được chúng tôi đối chứng ở mức cao nhất có thể một cách cẩn trọng từ các vị lão thành cách mạng ở địa phương - nhân chứng lịch sử thời kỳ tiền khởi nghĩa và khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945.

[5]. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1 (1945 - 1975), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 49 -50.

[6]. Ban Nghiên cu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930-1980), Nxb Thanh Hóa, tr.52.

[7]. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.41.

[8]. Lúc này ở Thanh Hóa chia làm 4 khuc vực: Khu vực I gọi là Khu vực Đinh Công Tráng; Khu vực II gọi là Khu vực Nguyễn Thị Minh Khai; Khu vực III gọi là Khu vực Lê Hồng Phong và Khư vực IV gọi là Khu vực Hà Huy Tập. Trong đó Khu vực I bao gồm các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Thạch Thành và Vĩnh Lộc, Tỉnh ủy phân công cho đồng chí Nguyễn Văn Phác phụ trách.

[9]. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.63-65.

[10]. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.39.

[11]. Làng Xa Liễn còn có tên gọi khác là làng Sến.

[12]. Theo tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (tlđd) cho biết "số người tham dự lên đến 100". Trong khi đó thì tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1 (1945 - 1975) (tlđd) lại viết "số người tham dự lên đến hàng trăm". Như vậy, qua các nguồn tài liệu này cho thấy số người tham dự lớp đào tạo cán bộ quân sự tại địa bàn làng Xa Liễn ở thời điểm lúc bấy giờ tương đối đông đảo. Tuy nhiên, rất tiếc, trong hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ nên chúng ta không có danh sách cụ thể.

[13]. Phạm Hồng Tung (2013), Lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.159.

[15]. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nga Thắng là xã Chiêm Ba thuộc tổng Mậu Lâm của huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi có chủ trương giải tán đơn vị hành chính cấp tổng, cấp xã ra đời; đến tháng 6 năm 1946, Uỷ ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định thành lập xã Hưng Long.

[16]. Tháng 3 năm 1947, thực hiện Thông tư của Chính phủ về việc "Chỉnh đốn chính quyền dân chủ nhân dân cấp xã" xã Hưng Long đổi tên là xã Vạn Thắng.

báo cáo khao học đề nghị công nhận xã Nga Thắng là xã Cách mạng trong thòi kỳ kháng chiến cchoongs Pháp

Đăng lúc: 19/10/2018 10:01:59 (GMT+7)

Hồ sơ báo cáo khoa học đê nghị công nhận xã Nga Thắng là xã Cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ NGA THẮNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nga Thắng, ngày 19 tháng 8 năm 2017

HỒ SƠ KHOA HỌC

Công nhận xã Nga Thắng là xã An toàn khu thuộc huyện Nga Sơn,

tỉnh Thanh Hóa thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, quy trình thủ tục công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu (sau đây viết tắt là xã ATK, vùng ATK); Ủy ban nhân dân xã Nga Thắng lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận là xã ATK với nội dung như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NGA THẮNG

1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và quá trình hình thành làng xã Nga Thắng

1.1. Về điều kiện địa lý tự nhiên

Nga Thắng - Nga Sơn là vùng đất ven biển Thanh Hóa, thuộc vùng đông bắc tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý 19056'30" đến 2003'45" vĩ bắc và 1050343" đến 10603'10" kinh đông. Từ vị trí địa lý trên, Nga Thắng thuộc tiểu vùng khí hậu hải dương và mang tính chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: nắng lắm, mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C đến 260C và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.540mm, độ ẩm không khí là 84% thuận lợi cho việc phát triển nghề nông với nhiều chủng loại cây con phong phú. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc khai đất lập làng phát triển cộng đồng dân cư đông đúc từ buổi đầu của lịch sử dân tộc.

Bên cạnh đó, Nga Thắng còn có điều kiện giao thông thủy bộ tương đối thuận lợi. Có đường tỉnh lộ 508 và dòng sông Hoạt thông qua tạo điều kiện cho việc đi lại và giao lưu với các vùng miền trong nội và ngoại tỉnh. Ngoài ra, điều kiện địa lý, địa hình của vùng đất này cũng đặc biệt quan trọng và hiểm yếu. Từ trong phong trào Cần Vương, vùng đất Nga Thắng - Ba Đình đã trở thành căn cứ quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng một pháp đài phòng ngự vững chắc. Từ đây nghĩa quân Ba Đình có thể bảo vệ được cửa ngõ miền Trung và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng; cũng từ đây nghĩa quân có thể kiểm soát được được đường sông, dễ dàng kéo quân lên khu vực Bỉm Sơn, Đồng Giao để khống chế đường số 1... Sự thuận lợi về điều kiện địa lý, địa hình tự nhiên còn có ý nghĩa đặc biệt góp phần quan trọng việc xây dựng và phát triển lực lượng cùng cả tỉnh, cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

1.2. Quá trình hình thành làng xã, đơn vị hành chính

Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho biết, từ thời kỳ đồng thau của nền văn hóa Hoa Lộc, miền biển phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, trong đó khu vực Nga Sơn đã có con người sinh sống. Chủ nhân đầu tiên ở đây đã biết làm nghề nông, khai thác thủy sản và săn bắn thú rừng[1].

Bước sang thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, xóm làng được hình thành, cư dân trở nên đông đúc hơn. Vào buổi đầu công nguyên, vùng đất Nga Thắng - Nga Sơn thuộc địa hạt huyện Vô Thiết, quận Cửu Chân. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ độc lập tự chủ vùng đất này tiếp nhận nhiều lớp người di cư chủ yếu từ Bắc Bộ đến sinh cơ lập nghiệp. Đến năm 1838 (năm Minh Mệnh thứ 19), địa danh huyện Nga Sơn chính thức được hình thành[2].

Xã Nga Thắng thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nga Thắng là xã Chiêm Ba thuộc tổng Mậu Lâm của huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi có chủ trương giải tán đơn vị hành chính cấp tổng, cấp xã ra đời; đến tháng 6 năm 1946, Uỷ ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định thành lập xã Hưng Long; đến tháng 3 năm 1947, thực hiện Thông tư của Chính phủ về việc "Chỉnh đốn chính quyền dân chủ nhân dân cấp xã" xã Hưng Long đổi tên là xã Vạn Thắng; đến tháng 9 năm 1954 Ủy ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định đổi tên xã Vạn Thắng thành xã Nga Thắng, xã Nga Thắng có tên từ đây. Vốn là vùng đất tốt lành nên từ rất sớm đã hội tụ rất nhiều dòng họ từ các nơi khác đến sinh cư lập nghiệp, tiêu biểu là các dòng họ Vũ, Mai, Trần, Nguyễn, Hoàng...

Hiện nay, Nga Thắng và một trong 27 xã, thị trấn của huyện Nga Sơn. Phía Bắc giáp xã Ba Đình; phía Nam giáp xã Nga Nhân và Nga Lĩnh; phía Đông giáp xã Nga Văn và phía Tây giáp xã Hà Hải huyện Hà Trung. Nga Thắng hiện có 8 thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 694,7 ha. Tính đến thời điểm tháng 6/2017, xã có 1.080 hộ dân với 4.300 người, trong đó có 500 người dân theo đạo Thiên chúa giáo, chiếm 11,62% dân số toàn xã.

2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

2.1. Về kinh tế

Vốn là vùng đất chiêm trũng, phần lớn là đất chua, mặn, sình lầy, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do lũ lụt và hạn hán. Song với truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, người dân nơi đây đã không quản "một nắng hai sương" vượt lên trên những khó khăn để cải tạo tự nhiên phát triển quê hương ngày một giàu đẹp. Đặc biệt, kể từ ngày đất nước Đổi mới (1986), được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, điều kiện sản xuất được cải thiện, hệ thống thủy lợi từng bước hoàn thiện, nhân dân có điều kiện thau chua rửa mặn đồng ruộng, đầu tư canh tác lúa và rau màu. Hiện nay, xã Nga Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên 694,7 ha, trong đó có 16,5 ha đất lâm nghiệp, 344 ha đất nông nghiệp và chăn nuôi.

Trong phát triển nông nghiệp, cây trồng chính là lúa và một số loại cây màu truyền thống như ngô, khoai, đậu, lạc...; chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nông hộ tập trung. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, hệ thống kênh mương nội đồng về cơ bản đã được kiên cố hóa, đáp ứng 100% diện tích tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay 100% hộ dân trên địa bàn xã được dùng điện lưới quốc gia, xã có 05 trạm biến áp; 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, nhân dân sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khoan, nước mưa đảm bảo an toàn vệ sinh trong sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cũng tương đối thuận lợi, trên địa bàn của xã có hệ thống đường trục chính, với 0,7 km đường tỉnh lộ 508 chạy qua về hướng trung tâm huyện, 5,7 km đường liên thôn, 12 km đường nội thôn đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất của nhân dân trên địa bàn xã các khu vực lân cận.

Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 23 triệu đồng/người/năm, trong đó tỷ lệ hộ giàu 30%, hộ khá 30%, hộ trung bình 25%, hộ nghèo và cận nghèo chiếm 15%. Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính của nhân dân trong xã chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (chiếm 44,9% năm 2016), năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng lương thực hàng năm trung bình đạt 3.900 tấn, lương thực bình quân đạt 947kg/người/năm.

2.2. Về văn hóa - xã hội

Là vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, với địa thế mở, hướng biển, lại có yếu tố giao thoa giữa miền Bắc và miền Trung, nên từ buổi đầu dựng nước, Nga Thắng - Nga Sơn đã hội tụ những sắc thái văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Mối quan hệ giữa địa lý, con người và văn hóa thể hiện rõ trong căn tính, dáng dấp giọng nói "vừa có cái nền nã của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, lại vừa có cái chất phác của người xứ Thanh"[3]. Cũng như nhiều vùng quê khác, người Nga Thắng có truyền thống uống nước nhớ nguồn được thể hiện trong việc thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, các vị thần. Đây cũng là một vùng đất tiếp nhận từ rất sớm những tư tưởng tôn giáo chính thống tiêu biểu như Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Bên cạnh đó luôn gìn giữ và phát huy được những giá trị tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội như gia đình, dòng tộc, láng giềng, hôn nhân...

Người Nga Thắng - Nga sơn vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Trong thời kỳ phong kiến, cùng với sự phát triển chung của Nho học trong cả nước, ở Nga Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tài thành đạt trong đường khoa cử, tiêu biểu như Mai Thế Chuẩn, Mai Anh Tuấn... Dưới chế độ mới, nhất là trong thời kỳ đổi mới, học trò Nga Thắng chuyên cần học tập, lập nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều con em đã trở thành sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trong cả nước. Đây là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.

Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 trường học (1 trường THCS, 1 trường Tiểu học và 1 trường Mầm non). Cấp Trung học cơ sở và cấp Tiểu học đã được phổ cập giáo dục. Ở cấp Mầm non các em đến trường đúng độ tuổi. Cả 3 trường đều được công nhận và giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia.

Toàn xã có 8/8 thôn có nhà văn hoá, trong đó tất cả các nhà văn hoá thôn đạt chuẩn nông thôn mới; có 1 sân chơi thể thao. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.

Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe được đảm bảo, cơ sở vật chất, thiết bị y tế còn khó khăn nhưng công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chủ động nên trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra, bên cạnh đó công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chăm lo thường xuyên.

Vượt lên trên hết đó là truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nga Thắng - Nga Sơn trong các thời kỳ lịch sử dân tộc. Cụ thể là trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân Nga Sơn nói chung đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cùng vua quan và quân đội nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khởi bờ cõi cuối thế kỷ XIII; chống giặc Minh xâm lược thế kỷ XV; hưởng ứng phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp từ những ngày đầu ngay trên quê hương mình khi chúng mới đặt chân đến đô hộ nước ta. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử trước hết được hình thành từ những giá trị truyền thống tốt đẹp làng xã Nga Sơn nói chung Nga Thắng nói riêng.

Điểm xuyết qua những sự kiện tiêu biểu trên để minh chứng Nga Thắng - Nga Sơn là một vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử và cách mạng chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Những giá trị tinh thần đó được kết tinh thành sức mạnh vô địch trong cộng đồng làng xã. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, sức mạnh ấy kết thành một làn sóng nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước. Có thể khẳng định, truyền thống yêu nước là di sản vô giá ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Nga Thắng. Truyền thống đó sau này tiếp tục được phát huy khi nhân dân được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Trong thời kì tiền khởi nghĩa, đất và người Nga Thắng giữ vị trí là An toàn khu góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ ách đô hộ của thực dân và phong kiến. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân Nga Thắng đã góp sức người sức của cùng cả nước đánh đuổi kẻ thù gìn giữ nền độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

II. KHÁI QUÁT CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ THEO TỪNG TIÊU CHÍ

Căn cứ các tiêu chí xác định xã ATK được quy định tại Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ các sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra trên địa bàn xã Nga Thắng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Nga Thắng đạt 4/5 tiêu chí, cụ thể như sau[4]:

1. Đạt tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ).

Xã Nga Thắng vốn là một miền quê chiêm trũng nghèo nằm cách xa trung tâm huyện lỵ, địa bàn chia cắt, đi lại khó khăn, song người dân nơi đây lại có truyền thống yêu nước sâu sắc và sớm giác ngộ cách mạng. Truyền thống được phát huy vào những thời điểm lịch sử quan trọng. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa giành chính quyền, cụ thể vào đầu năm 1936, người thanh niên Phan Hữu Cánh - người con của quê hương Nga Thắng đã thoát ly gia đình đi làm ăn ở vùng Thiệu Hóa, Yên Định, và tại đây đã được các đồng chí Lê Chủ, Lê Thế Mai tuyên truyền, giác ngộ kết nạp vào tổ chức "Hội tương tế ái hữu" với mục đích là "đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc cưới vợ, lợp nhà, nuôi cha già mẹ héo". Đồng chí đã được tổ chức phân công điều về hoạt động tại quê nhà, tiếp tục tuyên truyền giác ngộ cho một số anh em, bà con trong thôn gia nhập các hội như “Hội lợp nhà”, “Hội hiếu”, “Hội hỷ”… Thông qua đó, cơ sở cách mạng hoạt động ngày càng rộng lớn để tập hợp quần chúng đấu tranh. Việc làm này đã được nhiều bà con nhân dân trong thôn đồng tình ủng hộ xin gia nhập hội ngày một đông.

Nhằm nắm bắt tình hình và bắt liên lạc với cơ sở cách mạng Nga Sơn, tháng 3 năm 1937, đồng chí Lê Chủ thay mặt tỉnh ủy Thanh Hóa đã về làng Thượng (Thượng Thôn) xã Nga Thắng bắt mối xây dựng cơ sở cách mạng. Sau khi đóng giả người dân đi lễ hội Phủ Sến để xem xét tình hình ở đây, đồng chí nhận thấy Nga Thắng có điều kiện hoạt động thuận lợi để xây dựng phong trào cách mạng. Sau đó đồng chí báo cáo xin ý kiến Tỉnh ủy, Tỉnh ủy đã cử đồng chí Trịnh Phương Đan về trực tiếp xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Thắng và huyện Nga Sơn.

Trong thời gian về khảo sát ở Nga Thắng, đồng chí Lê Chủ đã đến thăm Hội ái hữu ở Phủ Sến (làng Xa Liễn - Nga Thắng) để nói rõ với anh em về mục đích của Hội là phải cùng nhau đoàn kết thực sự, giúp đỡ lẫn nhau khi "tắt lửa tối đèn"; phải đoàn kết đấu tranh chống mọi bất công của xã hội, phải bênh vực quyền lợi của hội viên.

Tháng 12 năm 1937, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã bắt liên lạc và được sự chỉ đạo chính thức của Trung ương Đảng, kể từ đây Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương và Chỉ thị đối với các địa phương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, tiến hành thành lập y ban vận động ở các phủ, huyện. Hưởng ứng chủ trương trên, lại vốn là địa bàn trọng yếu có nhiều thuận lợi để xây dựng phong trào cách mạng, đầu năm 1938 tại làng Thượng Thôn (Nga Thắng), Ủy ban vận động cách mạng Nga Sơn chính thức được thành lập, do đồng chí Phan Cự Số làm Trưởng ban. Mục đích của Ủy ban vận động cách mạng là tuyên truyền giác ngộ và vận động thành lập các tổ chức quần chúng như: Hội dệt vải, Hội lợp nhà, Hội tương tế, Hội truyền bá chữ quốc ngữ, đấu tranh đòi giảm thuế, miễn siêu, chống mê tín và tổ chức quần chúng đấu tranh ủng hộ Trung hoa kháng Nhật[5]. Qua đây cho thấy, việc Tỉnh ủy lựa chọn Nga Thắng là vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về địa hình, địa thế, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho việc xây dựng phong trào và hình thành tổ chức cách mạng tiền thân đầu tiên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - tiền khởi nghĩa ở Nga Sơn.

Việc thành lập các Ủy ban vận động cách mạng, thực chất là cuộc vận động quần chúng rộng rãi đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cách mạng cho nhân dân. Qua phong trào này, đội ngũ cán bộ Nga Sơn đã trưởng thành nhanh chóng và phong trào cách mạng không ngừng phát triển. Đó là bước chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1939 -1945.

Thời kỳ 1939 - 1945, là thời kỳ cả nước chuẩn bị lực lượng, khởi nghĩa giành chính quyền trong mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tháng 11 năm 1940, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội Nghị đại biểu các cơ sở cách mạng để quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu và đề ra chủ trương củng cố cơ sở Đảng, vận động thành lập Hội phản đế cứu quốc ở các cấp từ làng đến tỉnh. Thực hiện chủ trương trên, năm 1941, phong trào cách mạng ở Nga Sơn được củng cố và phát triển khá mạnh. Đồng chí Trịnh Phương Đan đã liên lạc với các đồng chí Phan Hữu Cánh, Phan Cự Số ở làng Thượng xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng ở đây. Tổ chức phụ nữ cứu quốc đầu tiên được lập ra ở Thượng Thôn, các chị Tâm, Mai, Nhài, Dĩnh có nhiệm vụ gần gũi nhân dân nắm tình hình kịp thời phản ánh cho cấp trên. Về sau, các cơ sở cách mạng ở Tứ Thôn và làng Thượng đã thống nhất lại và thành lập Hội phản đế cứu quốc ở Nga Sơn, do đồng chí Trịnh Phương Đan trực tiếp phụ trách. Những cuộc đấu tranh do Hội phản đế cứu quốc lãnh đạo đã có ảnh hưởng lớn trong toàn huyện. Đó là hành động cách mạng của nhân dân chống lại bọn thực dân và bọn tay sai của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào chống thuế, chống bắt phu bắt lính ở Nga Sơn.

Ngày 19/10/1941, chiến khu Ngọc Trạo bị phát hiện và sau đó bị phá vỡ. Ban lãnh đạo chiến khu quyết định chia thành những đơn vị nhỏ để hoạt động. Trong thời khắc khó khăn gian khổ ấy, nhân dân trong huyện Nga Sơn đã nêu cao truyền thống yêu nước đấu tránh chống khủng bố, bảo vệ phong trào, bảo vệ cơ sở cách mạng, che giấu cán bộ và du kích, sẵn sàng cưu mang đồng bào từ nơi khác sơ tán đến. Một lần nữa đồng chí Trịnh Phương Đan trở lại làng Thượng triệu tập các hội viên phản đế cứu quốc để bàn biện pháp chống địch khủng bố và phổ biến chủ trương của cấp trên là phải nhanh chóng mở rộng cơ sở cách mạng xuống các thôn xóm trong huyện. Cuối năm 1941, từ làng Thượng phong trào cách mạng đã phát triển lan mạnh sang làng Sến, Mỹ Khê, Điền Hộ, Mậu Thịnh. Số hội viên phản đế cứu quốc đã lên tới 97 người và đã lập được đội tự vệ cứu quốc.

Đầu năm 1942, phong trào cách mạng ở Nga Sơn dần dần được phục hồi. Đến tháng 3 năm 1942, các đồng chí Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong đã vượt nhà tù Buôn Ma Thuật, trại tập trung Ly - hy (Huế) về Thanh Hóa tiếp tục hoạt động, sau đó xuống Nga Sơn. Ít lâu sau đồng chí Tố Hữu cũng vượt ngục về hoạt động ở Nga Sơn. Trong khi chưa bắt được liên lạc với cấp trên và cơ sở cách mạng trong tỉnh, các đồng chí đã về làng Thượng Thôn, làng Xa liễn (Nga Thắng) xây dựng lại cơ sở, tổ chức cuộc họp tại nhà đồng chí Phan Cự Số (làng Thượng Thôn) bàn biện pháp củng cố lại phong trào cách mạng ở Thanh Hóa. Các đồng chí lập ra “Ban Liên lạc” nhằm mục đích là củng cố cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng và cơ sở cách mạng. Sau một thời gian hoạt động, Ban liên lạc đã chấp nối với cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Nga Sơn. Tháng 7 năm 1942, Ban Liên lạc mở hội nghị tại làng Thượng bầu Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh do đồng chí Lê Tất Đắc làm Bí thư. Hội nghị đề ra chủ trương xây dựng một số tổ chức cách mạng của quần chúng với tên là “Thanh Hóa ái quốc hội” để tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận cứu nước giải phóng dân tộc và tìm cách móc nối với cấp trên. Đã đề ra Điều lệ của "Thanh Hóa Ái quốc hội" ghi rõ “Đoàn kết tất cả các phần tử cách mạng ái quốc, liên minh với tất cả các đảng phái cách mạng, tham gia vào mặt trận giải phóng dân tộc, đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, tiễu trừ Việt gian, vua quan phản bội quyền lợi của dân tộc, khôi phục nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam”[6].

Nhìn chung, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1936-1945), cụ thể trong gian từ cuối năm 1941 đến cuối năm 1942, sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị phá vỡ thì làng Thượng - Nga Thắng một lần nữa giữ vị trí quan trọng, nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vì vậy đã được Tỉnh ủy lựa chọn nơi này để nuôi giấu cán bộ cách mạng, trở thành cơ sở cách mạng quan trọng có tính chất đầu mối đảm bảo nhiệm vụ chức năng nuôi dưỡng, củng cố phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa. Với ý nghĩa như vậy, xã Nga Thắng thời kỳ này có chức năng như An toàn khu đảm bảo điều kiện cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1939 - 1945.

IMG_0129 (1)

Ảnh 1: Bia di tích lịch sử cách mạng - Nhà ông Phan Cự Số

image3

Ảnh 2: Di tích lịch sử cách mạng - Nhà ông Phan Cự Số - Địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào tháng 7 năm 1942.

2. Đạt tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên.

Tháng 7 năm 1942, sau khi thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Thanh Hóa, Hội nghị quyết định ra tờ báo Đuổi giặc nước làm cơ quan tuyên truyền của “Thanh Hóa ái quốc hội”. Báo Đuổi giặc nước làm nhiệm vụ động viên, tuyên truyền một cách nhanh chóng, phục vụ kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân.

Tháng 9 năm 1942, tờ báo Gái ra trận do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ biên, là cơ quan tuyên truyền của “Hội phụ nữ Ái quốc”, nhằm khẳng định vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

Hai tờ báo trên được xuất bản ở Vĩnh Lộc và Nga Sơn đã kịp thời phổ biến các chủ trương và cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng. Trong đó, báo Đuổi giặc nước ra đời đã trở thành nơi liên lạc của các đồng chí hoạt động cách mạng ở làng Thượng Thôn (Nga Thắng) với các đồng chí ở Trung ương. Đất Nga Thắng - Nga Sơn đã trở thành nơi hoạt động đặc biệt quan trọng của các đồng chí cán bộ của Đảng.

Trước khí thế đấu tranh cách mạng đã lên cao, để phù hợp với tình hình mới, Tổng bộ Việt Minh đã quyết định đổi tờ báo “Đuổi giặc nước” thành báo “Khởi nghĩa” để tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng đối với nhân dân, xúc tiến mạnh mẽ công tác chuẩn bị khởi nghĩa[7].

Để đảm bảo bí mật và tránh sự khủng bố của địch, Tỉnh ủy quyết định chuyển cơ quan ấn loát từ làng Thổ Phụ (Vĩnh Lộc) về làng Thượng Thôn (Nga Thắng). Khi mới chuyển đến, cơ quan đóng tại nhà anh Tự, sau đó vận động cố Dụng đưa về chùa Thượng vì cố Dụng là người quản lý ngôi chùa. Đặt ở trong chùa được một thời gian, anh em nhận thấy ngày rằm và mồng một có nhiều người ra vào làm lễ, sợ dễ bị lộ, nên đã đề nghị với cố Dụng chuyển hẳn về nhà của cố cho an toàn hơn. Cố Dụng vui vẻ tiếp nhận và bảo lãnh để anh em ấn loát vào làm việc trong nhà mình từ tháng 8 năm 1942. Trong thời gian này, cơ quan in ấn được nhiều tài liệu, truyền đơn, áp phích và các chủ trương chính sách của Mặt trận Việt Minh, đặc biệt đã in báo Đuổi giặc nước và báo Gái ra trận đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 1944, vừa in xong số báo Đuổi giặc nước thì thực dân Pháp phát hiện ra cơ quan ấn loát, chúng đã tiến hành lùng sục bắt bớ, nhờ có tai mắt của nhân dân trong làng, bọn giặc đã không phát hiện được gì và cuối cùng chúng đã bắt cố Dụng về giam tại nhà lao Thanh Hóa. Mặc dù được dụ giỗ, bị đánh đập, tra tấn dã man, nhưng cố Dụng vẫn không khai bất cứ điều gì, nguyện giữ khí tiết của người con quê hương có truyền thống yêu nước, trung dũng kiên cường "sống vì cách mạng, chết cũng vì cách mạng". Do tuổi cao sức yếu và bị tra tấn dã man, cố Dụng đã hy sinh vào ngày 27/4/1944 tại nhà lao Thanh Hóa, khi phong trào Việt Minh ở Nga Thắng - Nga Sơn đang lan rộng khắp nơi trong huyện. Cố Dụng là liệt sỹ đầu tiên của xã Nga Thắng.

Cũng trong thời gian này, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các cơ sở “Thanh Hóa Ái quốc hội” đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức Việt Minh. Thời gian này đồng chí Tố Hữu về sống và hoạt động ở làng Thượng (Nga Thắng). Đồng chí đã đi xuống các cơ sở nắm tình hình và chỉ đạo xây dựng lại phong trào cách mạng ở các địa phương ở huyện Nga Sơn. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân tự vệ làng Xa Liễn, làng Thượng phát triển mạnh mẽ và hoạt động sôi nổi. Trước tình hình đó, các đồng chí Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Tố Hữu, Hoàng Tiến Trình, Nguyễn Văn Phác đã tổ chức một cuộc họp tại nhà cố Nguyên ở làng Thượng, nơi đồng chí Tố Hữu ở để bàn phương hướng hoạt động của các đoàn thể, chia các vùng có phong trào cách mạng ở Thanh Hóa và phân công người phụ trách[8]. Tại cuộc họp này đồng chí Tố Hữu được bổ sung vào Tỉnh ủy. Các đồng chí đã được nhân dân làng Thượng Thôn và làng Xa Liễn đùm bọc che chở nuôi dấu, nhường cơm sẻ áo. Trong đó các gia đình trực tiếp che chở nuôi dấu, (Xem Phụ lục 2).

Sau cuộc họp của Tỉnh ủy tại làng Thượng Thôn, kẻ địch đánh hơi biết được phong trào cách mạng ở Nga Sơn đang phục hồi và phát triển. Chúng đã cho mật thám dò la tin tức và treo giải thưởng để bắt các đồng chí lãnh đạo. Chúng đã mật báo cho lý trưởng các địa phương huyện Nga Sơn “Tầm nã nếu bắt được Tố Hữu, Lê Tất Đắc thì được thưởng một ngàn đồng Đông Dương và hàm bát phẩm, nếu bắt được Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến trình thì được thưởng một ngàn đồng Đông Dương và hàm cửu phẩm”. Nhưng cán bộ và nhân dân Nga Thắng đã bảo vệ các đồng chí được an toàn tuyệt đối. Để tránh bị bắt, các đồng chí sau đó đã chuyển lên vùng Thọ Xuân đóng giả người làm thuê cày mướn cho những nhà giàu, nhưng chỉ được một thời gian ngắn bị lộ. Tháng 4 năm 1943 các đồng chí lại trở về Nga Sơn và tiếp tục hoạt động[9].

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh bộ Việt Minh, tháng 5 năm 1943 tại Nghè trên làng Thượng (Nga Thắng), Mặt trận Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh lớn để nghe phổ biến Điều lệ và chương trình của Việt Minh. Tháng 8 năm 1943, lâm thời Tỉnh bộ Việt Minh ra chỉ thị “Khẩn cấp tuyên truyền”. Sau đó phong trào diễn thuyết xung phong do các đồng chí trong Tỉnh ủy Việt Minh là các đồng chí Phan Cự Số, Nguyễn Chiến Thắng... liên tiếp diễn ra ở khắp thôn hoặc nơi đông người, quần chúng nhân dân lao động càng tin tưởng vào thắng lợi cuộc cách mạng[10].

Tháng 9 năm 1944, đồng chí Trịnh Ngọc Điệt đã về làng Thượng triệu tập hội nghị bàn biện pháp củng cố phong trào bảo vệ cơ sở cách mạng. Hội nghị nhận định rằng: Mặc dù bị địch khủng bố ác liệt nhưng nhân dân đã hết lòng che dấu bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ cán bộ trước mọi thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Hội nghị đã phân công các đồng chí cán bộ về cơ sở cách mạng để củng cố lại phong trào. Tổ chức Việt Minh phát triển mạnh mẽ với số lượng và chất lượng ngày càng cao ở vùng biển và vùng Công giáo. Nhờ đó phong trào đấu tranh của nông dân chống thuế nổ ra sôi nổi và mạnh mẽ, đạt kết quả cao. Ở làng Thượng, làng Sến, Việt Minh đã vận động bà con không nộp thuế. Ngoài ra còn nhiều địa phương khác ở Nga Sơn cũng đã vận động nhân dân đấu tranh không đóng thuế, gây áp lực với địa chủ buộc chúng phải nhượng bộ tăng giá công lao động cho nông dân.

Nhìn chung, trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945), đất và người Nga Thắng giữ vị trí rất quan trọng, là nơi ở, nuôi, giấu, giữ bí mật, làm việc, ấn loát báo chí, tài liệu mật và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cùng cả tỉnh, cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

IMG_0135

Ảnh 3, 4: Di tích lịch sử chùa Thượng

Nơi đặt cơ quan ấn loát của tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1943 - 1944

Ảnh 4: Nhà cố Dụng - Nơi đặt cơ quan in ấn loát tỉnh Thanh Hóa

Ảnh 5: Nhà Cố Nguyên (làng Thượng)

Nơi diễn ra cuộc họp để bàn phương hướng hoạt động của các đoàn thể

(Tại cuộc họp này đồng chí Tố Hữu được bổ sung vào Tỉnh ủy Thanh Hóa)

3. Đạt tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trởlên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,... trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặttrận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên.

Tháng 9 năm 1942, sau khi bắt liên lạc được với cơ sở Việt Minh ở Hà Nội và nhận được Điều lệ, chương trình Việt Minh do hội nghị BCH Trung ương lần thứ VIII (tháng 5/1941 đề ra), Tỉnh ủy Thanh hóa tổ chức một cuộc hội nghị ở làng Thượng (Nga Thắng) do đồng chí Lê Tất Đắc chủ trì quyết định đổi “Thanh Hóa cứu quốc hội” thành Mặt trận Việt Minh của Tỉnh.

Cuối năm 1942, mặt trận Việt Minh được thành lập ở làng Thượng Thôn, làng Xa Liễn, … với hàng trăm hội viên tại đây các đồng chí Nguyễn Văn Phác, Ngô Thị Thái đã tổ chức cuộc họp phổ biến mười chính sách của Việt Minh trong đó các đồng chí đã nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết chặt chẽ để đánh Pháp, đuổi Nhật lấy ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Tại cuộc họp này, các đồng chí quyết định thành lập đội tự vệ làng Thượng Thôn gồm 10 người do anh Nguyễn Văn Toàn (Toàn thóc) phụ trách. Đây là lực lượng vũ trang đầu tiên ở Nga Sơn có nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ an toàn cơ sở cách mạng, cơ quan ấn loát của Tỉnh, đảm bảo giao thông liên lạc và có trách nhiệm đưa đón cán bộ về hoạt động ở Nga Sơn. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 61, 62)

Đầu năm 1943 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được Trung ương công nhận là Đảng bộ chính thức, có trách nhiệm lãnh đạo mọi hoạt động ở Nga Sơn. Tháng 2 năm 1943, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị bất thường đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ trong tình hình mới. Hội nghị nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng, phát triển Việt Minh và lực lượng vũ trang. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 63)

Tháng 5 năm 1943, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Thượng, có khoảng hơn 150 hội viên dự để nghe phổ biến Điều lệ Việt Minh.

Tháng 9 năm 1943 ®ược sự chỉ đạo của đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Ngô Thị Thái, Nguyễn Chiến Thắng tổ chức Việt Minh đã phát triển sang vùng Tam Tổng và phía bắc huyện Nga Sơn, đã thu hút được nhiều hội viên mới. Nhân kỷ niệm ngày giỗ Lê Lợi và khởi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trịnh Ngọc Điệt đã chỉ đạo tổ chức Việt Minh ở làng Thượng Thôn rải truyền đơn ở thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn) và huyện lỵ Nga Sơn kêu gọi nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm và vận động nhân dân quyên góp quần áo, thuốc men gửi đến anh em du kích Bắc Sơn, Thái Nguyên.

Từ cuối năm 1943 đầu năm 1944, tổ chức Việt Minh đã phát triển rộng khắp các vùng trong huyện Nga Sơn. Có thể nói, đây là thời kỳ phong trào Việt Minh phát triển sôi nổi và mạnh mẽ nhất ở xã Nga Thắng nói riêng và toàn huyện Nga Sơn nói chung.

Tháng 2 năm 1944, Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy đã quyết định tổ chức phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang nhanh chóng mở các lớp huấn luyện quân sự tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 3 năm 1944, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, lớp tập huấn quân sự đầu tiên được mở tại làng Thượng Thôn, do đồng chí Hoàng Tiến Trình và đồng chí Trương Văn Lĩnh phụ trách. Sau đó các đồng chí còn mở liên tiếp một số khóa huấn luyện ở làng Thượng, làng Xa Liễn, mỗi khóa huấn luyện từ 6 - 7 ngày. Đồng chí Trương Văn Lĩnh (quê Nghệ Tĩnh) đã tốt nghiệp trường quân sự ở Hoàng Phố (Trung Quốc) hướng dẫn anh em chiến thuật đánh du kích, các yếu lĩnh cơ bản trong việc sử dụng vũ khí thông thường. Ngoài ra còn dạy cho anh em chiến thuật chiến đấu của tiểu đội, trung đội và đại đội các phương pháp tác chiến và các vấn đề cơ bản về chiến lược, chiến thuật quân sự, tổng số học viên được huấn luyện quân sự đã lên đến hàng trăm người. (Theo lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn tập 1, trang 67)

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 16 tháng 8 năm 1945, đồng chí Hoàng Xung Phong triệu tập hội nghị tại làng Thượng để triển khai mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa Tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan… Sau khi phân tích tình hình, hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân…

Hội nghị khởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan, do đồng chí Hoàng Xung Phong làm trưởng ban. Hội nghị quyết định giờ khởi nghĩa là 24 giờ đêm ngày 18/8/1945. Mục tiêu là đánh chiếm huyện lỵ Nga Sơn và đồn Bang tá Điền Hộ. Đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, lệnh khởi nghĩa của tỉnh đã phát ra, mọi tầng lớp nhân dân vùng lên giành chính quyền. 9 giờ sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn đã thắng lợi hoàn toàn.

Từ các sự kiện tiêu biểu trên cho thấy, làng Thượng, làng Xa liễn nói riêng và xã Nga Thắng nói chung trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1939 - 1945) có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng; nơi ở làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng; mà đây còn là nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang, góp phần quan trọng cho công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

IMG_0100

Ảnh 6: Di tích lịch sử Vườn Mái

(Địa điểm huấn luyện dân quân tự vệ có vũ trang

và phát lệnh khởi nghĩa tháng 8/1945)

4. Đạt tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.

Tháng 5 năm 1945, Việt Minh huyện đã mở lớp đào tạo cán bộ quân sự tại làng Xa Liễn[11] (Nga Thắng), số người tham dự lên đến hàng trăm[12], các lớp này do đồng chí Phạm Minh Thanh trực tiếp phụ trách. Sau những lớp huấn luyện quân sự, lực lượng tự vệ và du kích phát triển nhanh ở các thôn trong xã. Không khí cách mạng sôi sục chuẩn bị ngày khởi nghĩa giành chính quyền lan rộng. Phong trào diễn thuyết tuyên truyền chủ trương chính sách của Việt Minh, vạch rõ nguy cơ thất bại của địch được tổ chức khắp các thôn trong xã.

Tháng 8 năm 1945, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô chuyển sang tấn công tiêu diệt phát xít Nhật. Tình thế cách mạng đã chín muồi, thời cơ cách mạng đã đến. Đối với kẻ địch, bộ máy thống trị ở nhiều nơi trong tỉnh, huyện mất hiệu lực, các tầng lớp trung gian đã hoang mang dao động.

Trước thời cơ thuận lợi ngàn năm có một, thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 16 tháng 8 năm 1945, đồng chí Hoàng Xung Phong triệu tập hội nghị tại làng Thượng để triển khai mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan. Sau khi phân tích tình hình thời cơ, hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng đông đảo quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. Hội nghị nhấn mạnh: Thời cơ khởi nghĩa đã đến, không được do dự, bỏ lỡ thời cơ là có tội với nước, với dân. Phương châm khởi nghĩa là thống nhất hành động nhanh, gọn là quyết thắng.

Hội nghị đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thừa Kế, Phạm Minh Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Loan, do đồng chí Hoàng Xung Phong làm trưởng ban. Hội nghị quyết định giờ khởi nghĩa là 24 giờ đêm 18/8/1945. Mục tiêu chính là đánh chiếm huyện lỵ Nga Sơn và đồn Bang tá Điền Hộ. Về lực lượng tham gia khởi nghĩa, ngoài khối quần chúng nhân dân, hội nghị quyết định huy động toàn bộ lực lượng học viên trường quân chính đang dự lớp huấn luyện tại Nga Sơn và các đội tự vệ cơ sở trong huyện làm nòng cốt. Hội nghị cũng đã phân công người phụ trách, bố trí lực lượng đánh chiếm vào những vị trí chủ chốt.

Đêm ngày 18 rạng ngày 19 tháng 8 năm 1945, lệnh khởi nghĩa của ủy ban khởi nghĩa huyện đã phát ra, tạo nên không khí hừng hực của đông đảo quần chúng cách mạng làm cho kẻ thù bạt vía kinh hoàng. Ban khởi nghĩa đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Nguyễn Tự Cường, Lưu Đô đón tiếp những cơ sở cách mạng từ các xã lân cận về. Theo kế hoạch đã định, mũi thứ nhất, đúng 24 giờ đêm 18 tháng 8, đồng chí Phạm Minh Thanh chỉ huy 200 tự vệ chiến đấu cùng một bộ phận học viên trường quân chính được trang bị giáo mác, gậy gộc và các thứ vũ khí tự tạo khác tiến vào bao vây đồn Bang tá Điền Hộ. Trước khí thế sôi sục đó, bọn địch trong đồn hoảng sợ hạ súng đầu hàng cách mạng vô điều kiện. Cùng với thời điểm trên, dưới sự chỉ huy của đồng chí Hoàng Xung Phong và Nguyễn Thừa Kế đã chỉ huy lực lượng tự vệ gồm 500 người tập trung tại nhà ông Lê Lễ (thôn Xa Liễn) cùng đông đảo quần chúng tiến về huyện đường bắt huyện trưởng Cao Xuân Thiệu và bọn nha lại, tịch thu toàn bộ ấn tín, súng đạn, sổ sách và các phương tiện khác của chúng.

9 giờ sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn đã thắng lợi hoàn toàn. Bộ máy chính quyền tay sai bị xóa bỏ. Chính quyền cách mạng được thành lập. Tối ngày 20 tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng lâm thời đã mở hội nghị tại huyện lỵ để thành lập ủy ban cách mạng lâm thời huyện dưới sự chủ tọa của đồng chí Hoàng Xung Phong, Trưởng ban Ủy ban khởi nghĩa. Hội nghị đã thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời, đồng chí Phạm Minh Thanh được cử làm Chủ tịch, đồng chí Phan Cự Số làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Văn Tựu làm Ủy viên tài chính, đồng Chí Nguyễn Chiến Thắng làm Ủy viên quân sự, đồng chí Nguyễn Hữu Loan làm Ủy viên văn hóa và tuyên truyền. Hội nghị đã quyết định tuyên bố giải tán toàn bộ chính quyền đế quốc phong kiến ở các tổng, làng, thôn, xã và thành lập chính quyền cách mạng lâm thời; bắt bọn cai, phó tổng lý trưởng nộp ngay đồng triện (con dấu) và toàn bộ hồ sơ về huyện. Xóa bỏ các thứ thuế cho nhân dân như thuế thân, thuế chợ, thuế đò… Đồng thời, chính quyền cách mạng khuyến khích nhân dân tích cực tăng gia sản xuất để chống đói, khắc phục hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 để lại. Tất cả nam nữ ở các thôn xóm đều có nghĩa vụ tham gia các tổ chức tự vệ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc và cử người về huyện dự lớp huấn luyện quân sự do huyện tổ chức.

Nhìn chung, về đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là đỉnh cao của toàn bộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, dân chủ và tiến bộ xã hội mà dân tộc ta đã bền bỉ, anh dũng tiến hành liên tục trong suốt thời gian từ 1858 đến 1945. Đây là kết quả của sự vùng lên quật khởi của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong đó quần chúng nhân dân lao động giữ vai trò quan trọng nhất. Tuy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra ở từng địa phương dưới những hình thức phong phú và với những lộ trình khác nhau, về căn bản cuộc Cách mạng tháng Tám vẫn là một quá trình lịch sử thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tuy cuộc Cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi căn bản và to lớn, nhưng vẫn còn một số nhiệm vụ phải được tiếp tục hoàn thành trong các giai đoạn sau.

Về tính chất Cách mạng tháng Tám, trước hết cuộc Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc, dân chủ sâu sắc. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám còn mang ý nghĩa thời đại là dân chủ chống phát - xít, chống xâm lược. Ngoài ra, Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng manh tính chất nhân dân điển hình.

Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 đặc biệt sâu sắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ lịch sử đau thương mà dân tộc ta bị đọa đầy tủi nhục dưới cách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và sau đó của cả phát - xít Nhật. Sự kiện lịch sử này cũng đánh dấu sự chấm dứt của chế độc quân chủ đã tồn tại hơn 1000 năm trên đất nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và phát triển dưới chế độc dân chủ cộng hòa[13].

Nhận định về tầm vóc to lớn và ý nghĩa lớn lao của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"[14].

Nga Thắng là quê hương cách mạng, nhân dân nơi đây rất tự hào vì đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cũng rất xứng đáng được thừa hưởng những thành quả to lớn của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến, huyện ủy Nga Sơn đã chọn làng Xa Liễn làm địa điểm đặt văn phòng Huyện ủy. Tại phủ Sến làng Xa Liễn, nhân dân trong xã đã bảo vệ an toàn 2 kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I (năm 1947) và lần thứ 2 (1948). Trong thời gian từ năm 1947 đến đầu năm 1954, nhân dân xã nhà đã đẩy mạnh 2 nhiệm vụ cách mạng là xây dựng, củng cố bảo vệ hậu phương về mọi mặt và đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.

Ngày 7 tháng 10 năm 1945, Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại làng Thượng. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đạt, đại diện của Tỉnh ủy Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo và tuyên bố quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản, lấy tên là chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai, gồm 3 Đảng viên Nguyễn Chiến Thắng, Lưu Đô và Nguyễn Tự Cường. Cả 3 đồng chí đều là người ở quê hương Nga Thắng. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng được chỉ định làm Bí thư. Chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai là Chi bộ Cộng sản đầu tiên của xã Nga Thắng đồng thời cũng là chi bộ đầu tiên của huyện Nga Sơn. Sau khi chi bộ ra đời, công tác phát triển đảng trong thời kỳ đã được đẩy mạnh khắp nơi trong huyện. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, chi bộ đã kết nạp các đồng chí Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Hữu Triết, Lưu Vĩnh Khuy, Hoàng Văn Cao. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có một số chi bộ mới xuất hiện, như chi bộ Phan Bôi, chi bộ Trần Đình Long, chi bộ Hoàng Văn Thụ và một số chi bộ ghép. Chi bộ Hoàng Văn Thụ được thành lập tại huyện lỵ nên còn gọi là chi bộ huyện gồm có 10 đồng chí do đồng chí Hoàng Việt Long làm Bí thư.

Tháng 10 năm 1946, do yêu cầu của xã Hưng Long[15] phải có một chi bộ, chi bộ xã Hưng Long thành lập lấy tên là chi bộ Mai Viêm do đồng chí Nguyễn Tự Cường làm Bí thư, sau khi đồng chí Nguyễn Tự Cường chuyển công tác, đồng chí Lưu Vĩnh Khuy làm Bí thư.

Tháng 3 năm 1948, chi bộ Vạn Thắng[16] Đại hội lần thứ nhất. Đồng chí Nguyễn Hữu Đá được bầu làm Bí thư. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất. Phát triển bình dân học vụ; Xây dựng lực lượng dân quân du kích và chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến; Xây dựng củng cố các đoàn thể quần chúng. Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Nghị quyết Đại hội chi bộ, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ và Ủy ban kháng chiến hành chính xã, phong trào xây dựng "làng kháng chiến" và "tiêu thổ kháng chiến" diễn ra khắp nơi.

Từ những sự kiện có tính chất bản lề trên, có thể khẳng định, Nga Thắng là cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp trên địa bàn huyện Nga Sơn; lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức thực hiện phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Nga Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quê hương cách mạng Nga Thắng lại tiếp tục đóng góp sức người sức của cùng cả nước tiến hành thực hiện 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ trường kỳ (1954 - 1975) đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ghi nhận công lao to lớn trên, các tầng lớp nhân dân Nga Thắng được Đảng, Chính phủ công nhận 31 đồng chí cán bộ Lão thành cách mạng và 2 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 1 cán bộ bị địch bắt tù đày, 30 gia đình có công với nước, xóm Chùa làng Xa Liễn và làng Thượng (Thượng Thôn) được tặng Kỷ niệm Chương có công với nước. Có 100 liệt sỹ, 33 thương binh, 32 bệnh binh, 17 người nhiễm chất độc hóa học, 7 bà mẹ được phong tặng, truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 28 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 62 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, 114 người được thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba, 104 người được thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, 70 người được thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì.

IMG_0110 (1)

IMG_0115 (1)

Ảnh 7: Bia di tích lịch sử cách mạng Phủ Sến

Ảnh 8: Phủ Sến làng Xa Liễn, nơi đồng chí Lê Chủ tuyên truyền và chỉ đạo

“Hội Tương tế ái hữu” hoạt động và là nơi diễn ra Đại hội Huyện Đảng bộ Nga Sơn lần thứ nhất năm 1947 và lần thứ hai năm 1948

IMG_0132

Ảnh 9: Bia di tích lịch sử cách mạng Vườn Chè

IMG_0131

Ảnh 10: Di tích lịch sử cách mạng Vườn Chè. Nơi thành lập chi bộ “Nguyễn Thị Minh Khai” vào ngày 7/10/1945, chi bộ đầu tiên của huyện Nga Sơn.

Ảnh 11: Đồng chí Tố Hữu (đứng thứ hai từ phải sang)

chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí cán bộ hoạt động cách mạng

trong thời kỳ tiền khởi nghĩa ở xã Nga Thắng

Các đồng chí hoạt động cách mạng tại xã Nga Thắng, sau này được tổ chức điều động đi làm nhiệm vụ ở trung ương, tỉnh, huyện như:

1. Đồng chí: Tố Hữu - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng.

2. Đồng chí: Trịnh Ngọc Điệt - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Đồng chí: Lê Tất Đắc - Nguyên Bí Thư Tỉnh ủy - Nguyên Thứ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh xã hội.

4. Đông chí: Ngô Thị Thái - Nguyên cán bộ Bộ Nội thương.

5. Đồng chí: Nguyễn Thừa Kế - Nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ.

6. Đồng chí: Phạm Minh Thanh - Nguyên Đại tá Cục trưởng cán bộ Quân khu 4.

7. Đồng chí: Nguyễn Hữu Loan - Nguyên Cục Trưởng Cục Tuyên Huấn QK 4.

8. Đồng chí: Hoàng Xung Phong - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương.

9. Đồng chí: Hoàng Tiến Trình - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương.

10. Đồng chí: Nguyễn Chiến Thắng - Nguyên Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc.

11. Đồng chí: Phan Hữu Cánh được điều về Trung đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

12. Đồng chí: Lưu Đô - Nguyên Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hóa.

13. Đồng chí: Hoàng Minh Côn - Nguyên Chỉ huy trưởng bộ CHQS tỉnh, đại biểu Quốc Hội khóa VI.

14. Đồng chí: Nguyễn Tấn được điều ra Bộ Ngoại giao.

15. Đồng chí Nguyễn Đá được điều ra Bộ Công an.

Trên đây là những thành tích to lớn, cao đẹp, tô hồng thêm truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng của quê hương Nga Thắng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là niềm tư hào chung của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền địa phương không chỉ hôm nay và mãi mãi các thế hệ mai sau.

III. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN XÃ NGA THẮNG THẮNG LÀ XÃ ATK THUỘC HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg, ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, quy trình thủ tục công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu; theo đó, xã Nga Thắng đã đạt 4/5 tiêu chí, đảm bảo đủ điều kiện để công nhận là xã ATK theo quy định.

Để ghi nhận kịp thời những đóng góp to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Nga Thắng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần tăng cường công tác giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, Ủy ban nhân dân xã Nga Thắng xin đệ trình Hồ sơ khoa học đề nghị các cấp có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là xã ATK thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Trì

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ LTCM

VÀ CÁN BỘ TIỀN KHỞI NGHĨA Ở XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Phan Cự Số

Làng Thượng

Nguyên PCT CQCM lâm thời huyện

2

Vũ Nguyên

Làng Thượng

3

Nguyễn Sáng

Làng Thượng

Nguyên TVHU- Trưởng BTC HU

4

Nguyễn Chiến Thắng

Làng Thượng

Nguyên Bí Thư huyện ủy Ngọc Lặc

5

Vũ Văn Đối

Làng Thượng

Nguyên Chủ tịch UBND xã

6

Nguyễn Nhịp

Làng Thượng

7

Nguyễn Toàn

Làng Thượng

8

Nguyễn Nhật Tân

Làng Thượng

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã

9

Nguyễn Hữu Quyền

Làng Thượng

10

Nguyễn Chi Lăng

Làng Thượng

Nguyễn Chủ tịch UBND xã

11

Phan Thị Mai

Làng Thượng

12

Phan Hữu Khánh

Làng Thượng

Nguyên P.Chủ tịch UBND huyện

13

Phan Chấn Thanh

Làng Thượng

14

Nguyễn Hữu Liên

Làng Cự Phách

Nguyên Bí thư Chi bộ

15

Hoàng Minh Côn

Làng Xa Liễn

Nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

16

Lưu Văn Lập

Làng Xa Liễn

17

Nguyễn Hữu Lấu

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch UBHC xã

18

Lê Lễ

Làng Xa Liễn

19

Nguyễn Văn Tấn

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ

20

Nguyễn Công Tính

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Đảng ủy

21

Nguyễn Văn Mão

Làng Xa Liễn

Cán bộ cao cấp QĐNDVN

22

Nguyễn Tự Cường

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ

23

Nguyễn Thị Gắn

Làng Xa Liễn

24

Lưu Đô

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh

25

Lưu Văn Nuôi

Làng Xa Liễn

26

Lưu Văn Lăn

Làng Xa Liễn

27

Lưu Văn Nải

Làng Xa Liễn

28

Nguyễn Văn Chấn

Làng Xa Liễn

29

Lê Quát

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Thi ủy Lào Cai

30

Hoàng Thị Thanh

Làng Xa Liễn

Nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã

31

Lưu Vĩnh Khuy

Làng Xa Liễn

Nguyên Bí thư Chi bộ xã

32

Phạm Thị Yến

Làng Thượng

33

Vũ Văn Ngữ

Làng Tam Linh

Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện

Nguồn: BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.263-265.

Phụ lục 2

DANH SÁCH GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Gia đình: Bà Nguyễn Thị Bưởi

Thôn 4

2

Gia đình: Ông Phan Ngọc Bích

Thôn 4

3

Gia đình: Bà Phan Thị Mai

Thôn 4

4

Gia đình: Ông Nguyễn Sáng

Thôn 4

5

Gia đình: Ông Nguyễn Toàn

Thôn 4

6

Gia đình: Ông Nguyễn Nhật Tân

Thôn 4

7

Gia đình: Ông Nguyễn Hữu Quyền

Thôn 4

8

Gia đình: Ông Nguyễn Chi Lăng

Thôn 4

9

Gia đình: Ông Nguyễn Quỳnh

Thôn 4

10

Gia đình: Ông Nguyễn Lỡ

Thôn 4

11

Gia đình: Ông Nguyễn Nhịp

Thôn 4

12

Gia đình: Ông Vũ Nguyên

Thôn 4

13

Gia đình: Ông Lê Thùy

Thôn 4

14

Gia đình: Ông Nguyễn Khắc

Thôn 4

15

Gia đình: Ông Hoàng Bòn

Thôn 4

16

Gia đình: Ông Vũ Hòa

Thôn 4

Cơ quan ấn loát

17

Gia đình: Ông Nguyễn Văn Đại

Thôn 1

Cơ quan ấn loát

18

Gia đình: Ông Lưu Văn Đề

Thôn 1

Cơ quan ấn loát

19

Gia đình: Ông Lưu Văn Huyền

Thôn 1

20

Gia đình: Ông Lê Sỹ

Thôn 1

21

Gia đình: Ông Lê Tới

Thôn 1

22

Gia đình: Ông Lê Văn Nghĩa

Thôn 2

23

Gia đình: Ông Nguyễn Lấu

Thôn 1

24

Gia đình: Ông Lưu văn Nải

Thôn 2

25

Gia đình: Ông Lưu Kiến

Thôn 2

26

Gia đình: Bà Phan Thị Nhái

Thôn 6

27

Gia đình: Bà Lê Thị Nữ

Thôn 6

28

Gia đình: Bà Nguyễn Thị Gắn

Thôn 1

29

Gia đình: Ông Lê Văn Lễ

Thôn 2

30

Gia đình: Bà Nguyễn Thị San

Thôn 1

Nguồn: BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.270-271.

Phụ lục 3

DANH SÁCH BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở XÃ NGA THẮNG

TT

Họ và tên

Đơn vị

Ghi chú

1

Bà mẹ: Vũ Thị Ao

Thôn 1

2

Bà mẹ: Lưu Thị Thà

Thôn 2

3

Bà mẹ: Nguyễn Thị Tèo

Thôn 2

4

Bà mẹ: Lưu Thị Sót

Thôn 5

5

Bà mẹ: Vũ Thị Khiêm

Thôn 4

6

Bà mẹ: Nguyễn Thị Vỹ

Thôn 3

8

Bà mẹ: Đỗ Thị Chạch

Thôn 2

Năm 1982, trên cương vị là Phó Chủ tịch TT HĐBT, đồng chí Tố Hữu về thăm cán bộ nhân dân xã Nga Thắng. Tới thăm cán bộ, nhân dân làng Thượng nơi đồng chí trực tiếp hoạt động cách mạng, thể theo nguyện vọng của nhân dân đồng chí Tố Hữu đã tặng nhân dân làng Thượng bài thơ “Bốn mươi năm về thăm làng Thượng” đầy ý nghĩa.

Bốn mươi năm về thăm làng Thượng

Nhớ đường tìm xuống Nga Sơn

Về thăm làng Thượng vừa hơn nửa đời

Ngày xưa ấy… tuổi đôi mươi

Như chim bạt gió tìm nơi náu mình

Đồng chua ruộng trũng sình lầy

Mà lòng người lại ơn tình ngọt thơm

Dành cho củ sắn miếng cơm

Dành cho tấm chiếu ổ rơm ấm cùng

*

Hôm nay vui sướng lạ lùng

Chiều xanh bát ngát một vùng lúa xuân

Trở về xóm cũ quen thân

Mái đầu đã bạc mà chân bồn chồn

Bạn già ra đứng đầu thôn

Bốn mươi năm …biết mấy hôn cho vừa

Cười khà…vẫn vậy năm xưa

Thương dân thương nước nên chưa thấy già

*

Mừng nhau không rượu không hoa

Cùng nhau chén nước vườn nhà chè tươi

Tạm chia tay, chẳng muốn rời

Bâng khuâng trông lại bạn đời, chiều sương.

Làng Thượng, 11-01-1982

Nhà thơ Tố Hữu

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa.

2. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Ban Nghiên cu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930-1980), Nxb Thanh Hóa.

4. Phạm Hồng Tung (2013), Lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.



[1]. Văn hóa Hoa Lộc lấy tên từ một địa điểm được khai quật đầu tiên ở xã Hoa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Văn hóa này được phân bố trên một diện rộng vùng duyên hải thuộc các xã Hoa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc của huyện Hậu Lộc và các xã Nga An, Nga Điền (huyện Nga Sơn) (Xem thêm: Phạm Văn Đấu (1999), Văn hóa Hoa Lộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[2]. Về địa giới và tên gọi của huyện Nga Sơn qua các thời kì xin xem trong sách: Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tập 2, tr.200.

[3]. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.24.

[4]. Các tư liệu và các sự kiên tiêu biểu diễn ra trên địa bàn xã Nga Thắng dẫn ra trong Hồ sơ này được chúng tôi lấy chủ yếu từ các nguồn tài liệu:

- BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

- BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa.

Ngoài ra, các tư liệu trong này đã được chúng tôi đối chứng ở mức cao nhất có thể một cách cẩn trọng từ các vị lão thành cách mạng ở địa phương - nhân chứng lịch sử thời kỳ tiền khởi nghĩa và khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945.

[5]. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1 (1945 - 1975), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 49 -50.

[6]. Ban Nghiên cu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930-1980), Nxb Thanh Hóa, tr.52.

[7]. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.41.

[8]. Lúc này ở Thanh Hóa chia làm 4 khuc vực: Khu vực I gọi là Khu vực Đinh Công Tráng; Khu vực II gọi là Khu vực Nguyễn Thị Minh Khai; Khu vực III gọi là Khu vực Lê Hồng Phong và Khư vực IV gọi là Khu vực Hà Huy Tập. Trong đó Khu vực I bao gồm các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Thạch Thành và Vĩnh Lộc, Tỉnh ủy phân công cho đồng chí Nguyễn Văn Phác phụ trách.

[9]. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.63-65.

[10]. BCH Đảng bộ xã Nga Thắng (2007), Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (1945-2005), Nxb Thanh Hóa, tr.39.

[11]. Làng Xa Liễn còn có tên gọi khác là làng Sến.

[12]. Theo tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Nga Thắng (tlđd) cho biết "số người tham dự lên đến 100". Trong khi đó thì tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 1 (1945 - 1975) (tlđd) lại viết "số người tham dự lên đến hàng trăm". Như vậy, qua các nguồn tài liệu này cho thấy số người tham dự lớp đào tạo cán bộ quân sự tại địa bàn làng Xa Liễn ở thời điểm lúc bấy giờ tương đối đông đảo. Tuy nhiên, rất tiếc, trong hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ nên chúng ta không có danh sách cụ thể.

[13]. Phạm Hồng Tung (2013), Lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.159.

[15]. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nga Thắng là xã Chiêm Ba thuộc tổng Mậu Lâm của huyện Nga Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi có chủ trương giải tán đơn vị hành chính cấp tổng, cấp xã ra đời; đến tháng 6 năm 1946, Uỷ ban hành chính huyện Nga Sơn quyết định thành lập xã Hưng Long.

[16]. Tháng 3 năm 1947, thực hiện Thông tư của Chính phủ về việc "Chỉnh đốn chính quyền dân chủ nhân dân cấp xã" xã Hưng Long đổi tên là xã Vạn Thắng.