Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
394705

Sáp nhập thôn xóm tạo sức mạnh xây dựng nông thôn mới

Ngày 09/11/2018 09:00:04

Thực hiện chủ trương của tỉnh về công tác sáp nhập thôn xóm khối phố với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ sau gần 7 tháng triển khai thực hiện đề án, đến nay xã Nga Thắng đã hoàn thành công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn xóm đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Xóm làng - nền tảng của mọi phong trào

Làng xã, thôn xóm, có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trong quy luật chung ấy, hệ thống thôn xóm là nền tảng bền vững để Nga Thắng đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động của hệ thống thôn, xóm thông qua sự quản lý điều hành của các tổ chức chi bộ Đảng, các chi hội đoàn thể đã phát huy hiệu quả công tác vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chắt lọc tiếp thu ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và chính quyền các cấp đảm bảo sự ổn định từ cơ sở.

Tuy nhiên, thực trạng quy mô thôn, xóm vẫn nhỏ, cơ cấu tổ chức hệ thống cán bộ cồng kềnh, kinh phí chi trả lớn nhưng hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào của địa phương. Trước yêu cầu phát triển bền vững của quê hương trên con đường xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch hành chính càng trở nên cực kỳ quan trọng.

Thực trạng trước sáp nhập

Trước khi sáp nhập toàn xã có 8 thôn, trong đó có quy mô dân số dưới 100 hộ có 3 thôn; quy mô thôn xóm có cùng điều kiện địa lý, số dân như nhau nhưng có sự chênh lệch khá lớn cả về số hộ và số khẩu của từng thôn, trong đó xã có 5 thôn với quy mô mỗi thôn từ 133 - 231 hộ, trong khi có thôn như thôn 7 chỉ có 41 hộ, thôn 3 chỉ có 87 hộ, thôn 6 chỉ có 80 hộ. Toàn xã có 64 cán bộ thôn, xóm, được hưởng chế độ do ngân sách tỉnh, xã tự chi trả.

Hệ thống thôn có quy mô nhỏ, đội ngũ đảm nhiệm công việc ở thôn, xóm thiếu ổn định, năng lực tổ chức, vận động quần chúng hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, nhất là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đơn vị thôn còn bộc lộ một số hạn chế như phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm.

Thực trạng quy hoạch làng xóm, thôn trên địa bàn trong nhiều năm qua chưa hợp lý, chưa đồng bộ, khu dân cư không tập trung, thiếu quy hoạch, dẫn đến khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, xã đã nhận thức sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc sáp nhập thôn mang lại hiệu quả tích cực về nhiều mặt, được cán bộ, Đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Ngay cả số trưởng thôn, Bí thư Chi bộ không cơ cấu tái cử sau khi sáp nhập cũng đã ý thức được chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, nêu cao trách nhiệm tích cực hưởng ứng với tinh thần tất cả vì sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Do đó, ngay sau khi tiếp nhận tinh thần chủ trương về quy hoạch, tổ chức lại mạng lưới thôn xóm, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cả hệ thông chính trị vào cuộc và kịp thời ra nhiều văn bản quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn soát xét cơ cấu, quy hoạch lại mạng lưới thôn, tích cực triển khai đề án sáp nhập thôn, theo đúng kế hoạch chung của tỉnh.

Từ một chủ trương đúng

Đầu năm 2018, mặc dù còn tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nhưng Ban Thường vụ Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sáp nhập thôn. Đặc biệt, sau khi tiếp thu chủ trương của Ban Thường vụ Huyện uỷ; Nghị quyết HĐND, Đề án UBND dân huyện, xã đã xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân từ chi hội, đoàn thể các thôn xóm.

Khi bắt tay vào thực hiện, đa số ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn, nghi ngờ, cho rằng việc làm này quá táo bạo bởi tiềm thức của một số cán bộ xã, thôn còn mang tính duy ý chí, nên khi thực hiện chủ trương này dứt khoát họ sẽ phản đối. Tuy nhiên, từ một chủ trường đúng cộng với công tác tuyên truyền vận động cũng được thực hiện trước một bước để người dân thấu tận chủ trương của tỉnh đề ra, nên việc sáp nhập thôn, xóm, tinh giản bộ máy đã đạt được kết quả khả quan.

le cong bo sat nhap thon.jpg

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án sáp nhập thôn, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công bố trí cán bộ tiến hành khảo sát, hướng dẫn quy trình thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Sau gần 7 tháng thực hiện đến ngày 18 tháng 7 năm 2018 xã Nga Thắng được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt hoàn thành đề án sáp nhập thôn. Khi có phê duyệt của tỉnh, xã đã khẩn trương tiến hành sáp nhập, làm lễ công bố quyết định sáp nhập, ra mắt, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ các đơn vị thôn đi vào hoạt động nền nếp, tạo được niềm tin phấn khởi trong nhân dân.

Sáp nhập thôn xóm tạo sức mạnh xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 09/11/2018 09:00:04 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương của tỉnh về công tác sáp nhập thôn xóm khối phố với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ sau gần 7 tháng triển khai thực hiện đề án, đến nay xã Nga Thắng đã hoàn thành công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn xóm đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Xóm làng - nền tảng của mọi phong trào

Làng xã, thôn xóm, có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trong quy luật chung ấy, hệ thống thôn xóm là nền tảng bền vững để Nga Thắng đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động của hệ thống thôn, xóm thông qua sự quản lý điều hành của các tổ chức chi bộ Đảng, các chi hội đoàn thể đã phát huy hiệu quả công tác vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chắt lọc tiếp thu ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và chính quyền các cấp đảm bảo sự ổn định từ cơ sở.

Tuy nhiên, thực trạng quy mô thôn, xóm vẫn nhỏ, cơ cấu tổ chức hệ thống cán bộ cồng kềnh, kinh phí chi trả lớn nhưng hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào của địa phương. Trước yêu cầu phát triển bền vững của quê hương trên con đường xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch hành chính càng trở nên cực kỳ quan trọng.

Thực trạng trước sáp nhập

Trước khi sáp nhập toàn xã có 8 thôn, trong đó có quy mô dân số dưới 100 hộ có 3 thôn; quy mô thôn xóm có cùng điều kiện địa lý, số dân như nhau nhưng có sự chênh lệch khá lớn cả về số hộ và số khẩu của từng thôn, trong đó xã có 5 thôn với quy mô mỗi thôn từ 133 - 231 hộ, trong khi có thôn như thôn 7 chỉ có 41 hộ, thôn 3 chỉ có 87 hộ, thôn 6 chỉ có 80 hộ. Toàn xã có 64 cán bộ thôn, xóm, được hưởng chế độ do ngân sách tỉnh, xã tự chi trả.

Hệ thống thôn có quy mô nhỏ, đội ngũ đảm nhiệm công việc ở thôn, xóm thiếu ổn định, năng lực tổ chức, vận động quần chúng hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, nhất là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đơn vị thôn còn bộc lộ một số hạn chế như phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm.

Thực trạng quy hoạch làng xóm, thôn trên địa bàn trong nhiều năm qua chưa hợp lý, chưa đồng bộ, khu dân cư không tập trung, thiếu quy hoạch, dẫn đến khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, xã đã nhận thức sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc sáp nhập thôn mang lại hiệu quả tích cực về nhiều mặt, được cán bộ, Đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Ngay cả số trưởng thôn, Bí thư Chi bộ không cơ cấu tái cử sau khi sáp nhập cũng đã ý thức được chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, nêu cao trách nhiệm tích cực hưởng ứng với tinh thần tất cả vì sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Do đó, ngay sau khi tiếp nhận tinh thần chủ trương về quy hoạch, tổ chức lại mạng lưới thôn xóm, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cả hệ thông chính trị vào cuộc và kịp thời ra nhiều văn bản quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn soát xét cơ cấu, quy hoạch lại mạng lưới thôn, tích cực triển khai đề án sáp nhập thôn, theo đúng kế hoạch chung của tỉnh.

Từ một chủ trương đúng

Đầu năm 2018, mặc dù còn tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nhưng Ban Thường vụ Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sáp nhập thôn. Đặc biệt, sau khi tiếp thu chủ trương của Ban Thường vụ Huyện uỷ; Nghị quyết HĐND, Đề án UBND dân huyện, xã đã xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân từ chi hội, đoàn thể các thôn xóm.

Khi bắt tay vào thực hiện, đa số ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn, nghi ngờ, cho rằng việc làm này quá táo bạo bởi tiềm thức của một số cán bộ xã, thôn còn mang tính duy ý chí, nên khi thực hiện chủ trương này dứt khoát họ sẽ phản đối. Tuy nhiên, từ một chủ trường đúng cộng với công tác tuyên truyền vận động cũng được thực hiện trước một bước để người dân thấu tận chủ trương của tỉnh đề ra, nên việc sáp nhập thôn, xóm, tinh giản bộ máy đã đạt được kết quả khả quan.

le cong bo sat nhap thon.jpg

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án sáp nhập thôn, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công bố trí cán bộ tiến hành khảo sát, hướng dẫn quy trình thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Sau gần 7 tháng thực hiện đến ngày 18 tháng 7 năm 2018 xã Nga Thắng được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt hoàn thành đề án sáp nhập thôn. Khi có phê duyệt của tỉnh, xã đã khẩn trương tiến hành sáp nhập, làm lễ công bố quyết định sáp nhập, ra mắt, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ các đơn vị thôn đi vào hoạt động nền nếp, tạo được niềm tin phấn khởi trong nhân dân.